Giáo dục quốc phòng là môn học chính khóa ở cấp THPT
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2023-2024, các sở giáo dục và đào tạo tổ chức dạy, học môn giáo dục quốc phòng và an ninh đúng quy định, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Công tác quân sự, quốc phòng, phòng, chống khủng bố trong năm học 2023-2024 cũng được các đơn vị, nhà trường thực hiện nghiêm túc, đúng quy định và bảo đảm an toàn.

Về nhiệm vụ năm học 2024-2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các nhà trường tổ chức dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ lớp 1 đến lớp 12 bảo đảm khoa học, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và học sinh.
Trong đó, với cấp tiểu học và trung học cơ sở, nhà trường thực hiện dạy theo hình thức lồng ghép. Đối với cấp trung học phổ thông, đây là môn học chính khóa, yêu cầu bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.

Bên cạnh đó, còn là những hiểu biết về lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam, có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.


Đoàn công tác gồm hiệu trưởng các trường đại học của Bỉ do bà Elisaberh Degryse, Bộ trưởng, Thủ hiến Chính phủ Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp đã đến thăm và làm việc tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay sẽ có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia, tăng khoảng 400.000 em so với năm 2024.
Lễ ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57 giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra trong chiều 3/4.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.
Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.
0