Giao dịch qua ATM giảm gần 20%

Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến khiến nhu cầu rút tiền qua cây ATM giảm, nhường chỗ cho các hình thức mới như chuyển khoản và quét mã QR.

Nếu như trước đây, chị Vũ Thị Kim Dung (Long Biên, Hà Nội) thường phải rút trước một khoản tiền để đảm bảo chi tiêu dịp Tết thì hiện nay, với việc thanh toán online trở nên thông dụng thì ngay cả khi về quê hay đi du lịch xa, chị Dung không còn áp lực dù không cầm theo tiền mặt.

"Cách đây 3-4 năm, mình thường phải ra quầy xếp hàng rút trước tiền mặt tiêu Tết, nhưng cũng không thuận lợi vì cuối năm khách hàng đông. Hiện nay có QR code, đi đâu cũng có thể chuyển khoản được nên nhiều khi cũng không cần quá nhiều tiền mặt", chị Dung nói.

Cùng chung cảm nhận với chị Dung, chị Mai Thị Liên (Đống Đa, Hà Nội) cũng cho rằng rút tiền mặt không còn là vấn đề lớn hiện nay, khi ở mọi nơi đều có thể quét mã QR hoặc dùng thẻ. Chị Liên cũng rất ít khi rút tiền mặt, thậm chí khi đi chợ mua rau, chị có thể chuyển khoản.

Số liệu mới nhất từ Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho thấy, trong năm 2024, dịch vụ rút tiền trên ATM qua hệ thống tiếp tục có xu hướng giảm mạnh lên tới 19,5% so với cùng kỳ và chỉ chiếm 2,4% tổng số giao dịch của toàn hệ thống. Điều này cho thấy sự phổ cập của các phương thức thanh toán điện tử đang thay thế cho tiền mặt trong đời sống hàng ngày của người dân và doanh nghiệp.

Theo đánh giá của các ngân hàng, việc người dân rút tiền tại các cây ATM giảm một phần do việc giao dịch thanh toán trực tuyến gia tăng. Nhiều ngân hàng cũng đã trang bị máy ATM đa chức năng cho phép nạp/rút tiền trực tiếp vào tài khoản ngân hàng.

Ông Vũ Mạnh Hưng, Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển dịch vụ Ngân hàng số, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho biết: "Chúng tôi đang phục vụ khách hàng với lượng giao dịch trên kênh số tăng 85% và 96% trong đó là online, chỉ có 4% là kênh tại quầy. Điều này có thể phản ánh xu hướng của khách hàng khi sử dụng tiền mặt rất rõ ràng và trong các dịp nghỉ lễ, chúng tôi đang thấy xu hướng rút tiền mặt đang giảm trung bình 4-6%".

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Khách hàng cá nhân, Ngân hàng Bản Việt, hệ thống ngân hàng tự động, ngân hàng số, các cây ATM đa chức năng cũng phục vụ xuyên suốt dịp lễ Tết. Chính vì vậy, khách hàng có thể rút tiền, chuyên khoản hay gửi tiết kiệm online... Các dịch vụ chăm sóc khách hàng của ngân hàng đều phục vụ 24/24 để kịp hỗ trợ khách hàng. Tuy nhiên, trong dịp Tết, khách hàng nên chọn chuyển khoản nhanh 24/7 và chỉ chuyển khoản nội địa.

Gần Tết Nguyên đán là thời điểm nhiều kẻ gian lợi dụng lừa đảo chuyển tiền, đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cũng thường xuyên khuyến cáo người dân chủ động bảo mật thông tin trong giao dịch ngân hàng, tuyệt đối không cung cấp tên truy cập, mật khẩu, mã OTP hay thông tin thẻ, tài khoản cho bất kỳ ai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.

148 nhà cung cấp nước ngoài gồm các tập đoàn như Google, Meta, Microsoft, TikTok...đã thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế với số tiền hơn 2.800 tỷ đồng trong quý I/2025.

Trước diễn biến giá vàng liên tục tăng cao, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã có ý kiến chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động ngăn chặn việc trục lợi, thao túng, làm giá, đầu cơ... trên thị trường vàng.

Thách thức từ chính sách thuế quan là cơ hội để Việt Nam tiến tới một hiệp định thương mại tự do với Mỹ.

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - Mã: PGB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 96 tỷ đồng, giảm 17,3% so với cùng kỳ năm 2024.

VN-Index ngày 18/4 đã đảo chiều phục hồi với mức tăng ổn định tại ngưỡng 1.200 điểm và sắc xanh chiếm ưu thế ở nhiều nhóm ngành sau hai phiên giảm liên tiếp.