Giảm thừa cân, béo phì cho học sinh

Từ năm 2023 đến 2025, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội triển khai mô hình can thiệp phòng, chống thừa cân, béo phì cho học sinh tại một số trường tiểu học trên địa bàn Thủ đô.

Tại phòng y tế học đường Trường tiểu học Lê Lợi, quận Hà Đông, các cặp mẹ - con đã được chuyên gia dinh dưỡng của CDC Hà Nội tư vấn về kiến thức trong dinh dưỡng học đường. Đây là một trong ba trường tiểu học của Hà Nội đã triển khai mô hình can thiệp giảm thừa cân, béo phì cho học sinh.

Cháu Bùi Việt An - học sinh lớp 5 A5, Trưởng tiểu học Lê Lợi, quận Hà Đông, chia sẻ: “Con bị thừa cân là do uống trà sữa nhiều. Sau khi được điều trị, con không uống trà sữa nữa ạ”.

Theo tổng điều tra về dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ em thừa cân, béo phì trên toàn quốc từ 8,5% (năm 2010) tăng mạnh lên 19% (năm 2020). Tỉ lệ học sinh thừa cân, béo phì tại ba trường tiểu học: Tiểu học Nguyễn Du (quận Hoàn Kiếm) là 45,9%; Tiểu học Lê Lợi (quận Hà Đông) là 43,7% và Tiểu học La Thành của quận Đống Đa là 34,9%. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cha mẹ có con thừa cân, béo phì cần phối hợp với cán bộ y tế, nhà trường thực hiện các bữa ăn dinh dưỡng hợp lý, ăn rau xanh đủ lượng theo khuyến nghị đối với từng lứa tuổi.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hải Yến - Khoa dinh dưỡng, CDC Hà Nội, cho biết: “Nếu như các con bị thừa cân, béo phì ở giai đoạn này, nguy cơ khi trưởng thành cũng sẽ bị mắc và tăng nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp”.

Tỷ lệ thừa cân, béo phì gia tăng nhanh theo các năm và ở khu vực nội thành cao hơn ngoại thành. Thậm chí, một số trường tiểu học khu vực nội thành ở Việt Nam có tỉ lệ thừa cân, béo phì lên tới 55,7%. Do vậy, các nhà trường cần phối hợp với phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể chất theo lứa tuổi, phù hợp với tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh và thông tin, quảng cáo trong lĩnh vực y, dược cổ truyền.

Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.

Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.

Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.

Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.

Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.