Giảm số năm đóng bảo hiểm tối thiểu để được hưởng lương hưu
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Một trong những vấn đề được đông đảo người dân quan tâm vẫn là phương án rút BHXH một lần được thiết kế như thế nào là hợp lý nhất. Kể từ thời điểm dự thảo Luật BHXH sửa đổi được đưa ra lấy ý kiến đến nay, đây cũng là vấn đề nhận được nhiều ý kiến đóng góp cả từ phía các chuyên gia lẫn người lao động.

Quốc hội thảo luận dự thảo luật BHXH (sửa đổi)
Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đang đưa ra hai phương án về rút BHXH một lần:
Phương án 1, người lao động sau 12 tháng nghỉ việc, có nhu cầu được rút BHXH một lần.
Phương án 2, người lao động chỉ được rút BHXH không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Trong Tờ trình gửi Quốc hội, Chính phủ cho hay trong 7 năm thực hiện Luật BHXH năm 2014, có trên 476.000 người hưởng BHXH một lần đã có thời gian tham gia BHXH trên 10 năm với độ tuổi từ 40 tuổi trở lên.

Ngoài ra còn có trên 53.000 người đã hết tuổi lao động phải nhận BHXH một lần do chưa đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc; có trên 20.000 người khi đến tuổi nghỉ hưu chưa đủ thời gian đóng phải đóng một lần cho thời gian còn thiếu để hưởng lương hưu.
Nếu vẫn quy định thời gian tối thiểu để hưởng lương hưu là 20 năm thì những người này khó có cơ hội nhận lương hưu.
Do vậy, với việc giảm số năm đóng tối thiểu xuống 15 năm sẽ tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (45 - 47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu hằng tháng thay vì nhận BHXH một lần.

Với quy định nêu trên, mức lương hưu của những người này có thể thấp hơn những người có thời gian đóng dài nếu tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là như nhau.
Tuy nhiên, những trường hợp này trước đây không đủ điều kiện hưởng lương hưu, họ nhận BHXH một lần (nếu không lựa chọn tự nguyện đóng một lần cho thời gian còn thiếu), nay sẽ có cơ hội được hưởng lương hưu hàng tháng.
Như vậy, cho dù mức lương hưu có thể khiêm tốn hơn những người có thời gian đóng dài nhưng với mức lương hưu hằng tháng ổn định, định kỳ được Nhà nước điều chỉnh và được hưởng bảo hiểm y tế, đời sống của người lao động khi về hưu sẽ được đảm bảo hơn.
Đây là dự án luật rất khó, tác động đến đông đảo người lao động cũng như người nghỉ hưu. Trong đó, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề liên quan trực tiếp đến cải cách tiền lương.
Ngoài ra, vẫn còn một số nội dung còn ý kiến khác nhau về quy định đối tượng chủ hộ kinh doanh là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; việc quản lý hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội; những tác động của cải cách chính sách tiền lương; vấn đề về tài chính bảo hiểm xã hội.
Các đại biểu cũng quan tâm đến tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội. Nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, nhiều ý kiến cho rằng, cần có chế tài mạnh hơn đối với trường hợp vi phạm và nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng lao động.



Tổng Bí thư Tô Lâm ngày 4/5 đã tiếp Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka - lãnh đạo Đảng Mặt trận giải phóng nhân dân Sri Lanka, nhân dịp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak).
Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Công an TP. Hồ Chí Minh về thành tích đấu tranh, triệt xóa thành công hai đường dây tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy với số lượng rất lớn.
Với khối lượng công việc đồ sộ, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến diễn ra trong vòng 37 ngày được xem là hội nghị lịch sử bàn về những quyết sách lịch sử, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Chiều tối 3/5 (giờ địa phương), tức rạng sáng 4/5, tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow của Liên bang Nga đã diễn ra buổi sơ duyệt Lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).
Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình."
Dự kiến có 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013 được sửa đổi, bổ sung và các nội dung sẽ được lấy ý kiến nhân dân trong khoảng một tháng (dự kiến từ 5/5 – 6/6 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến trên VneID).
0