Giám sát chặt chẽ dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội

Theo Sở Y tế Hà Nội, thời gian tới, một số bệnh truyền nhiễm khác có thể gia tăng như tay chân miệng, thủy đậu, sởi, rubella, nghi cúm A/H5N1 nên các địa phương phải chủ động phòng bệnh, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh.

Cụ thể, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), toàn thành phố ghi nhận 13 ca mắc sốt xuất huyết, 161 trường hợp mắc tay chân miệng và 7 trường hợp mắc tại 7 quận, huyện gồm Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Hoài Đức, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thạch Thất, Thanh Trì.

Nhận định tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố, số mắc sốt xuất huyết được dự báo tiếp tục ghi nhận ở mức thấp, hầu hết là các ca bệnh tản phát, không phát sinh ổ dịch. Một số bệnh truyền nhiễm khác có thể gia tăng như tay chân miệng, thủy đậu, sởi, rubella, nghi cúm A/H5N1.

Giám sát chặt chẽ dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội

Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch, trong tuần tới, thành phố đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xử lý dịch triệt để, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng chống bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non, mẫu giáo có ca bệnh, ổ dịch. thành phố phối hợp với ngành thú y để theo dõi tình hình dịch trên động vật, đặc biệt là cúm gia cầm và bệnh dại; triển khai các hoạt động liên ngành về phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một nam bệnh nhân 24 tuổi đến từ Hà Giang đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cứu chữa, khôi phục lá phổi trái xẹp hoàn toàn.

Cơ quan Phòng chống AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS) cảnh báo số ca nhiễm HIV toàn cầu có thể tăng 2.000 ca mỗi ngày và số ca tử vong có thể tăng gấp mười lần, do ảnh hưởng từ việc Mỹ chấm dứt nguồn viện trợ nước ngoài.

Một bệnh nhân do nghe người nhà mách bảo đã đắp kiến ba khoang lên người để chữa ngứa. Sau đó, các tổn thương da lan rộng, hình thành các mảng trợt loét, rỉ dịch...

Công tác xã hội là nghề của lòng nhân ái, được coi là một mắt xích quan trọng trong điều trị, góp phần chăm sóc sức khỏe tinh thần bệnh nhân.

Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều bệnh nhân cấp cứu trong tình trạng hôn mê do sử dụng loại nước được giới thiệu là "nước kiềm" để chữa bệnh.

Một cụ ông đã vượt cửa tử kịp thời nhờ can thiệp ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo), sau khi bị tổn thương phổi cấp, suy hô hấp nặng dẫn tới ngừng tuần hoàn.