Giám sát bệnh đậu mùa khỉ tại Cảng Hàng không Nội Bài

Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội đã khẩn trương triển khai giám sát đậu mùa khỉ bằng cách tăng cường kiểm dịch y tế tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.

Ngay sau khi bệnh đậu mùa khỉ được công bố là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp, Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội đã khẩn trương triển khai các giải pháp giám sát đậu mùa khỉ trong giai đoạn chưa ghi nhận ca bệnh, như tăng cường kiểm dịch y tế tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.

Bốn cửa xuất, nhập cảnh đều được kiểm soát dịch bệnh y tế quốc tế. Mỗi ngày, gần 100 chuyến bay nhập cảnh tương ứng 16 nghìn lượt hành khách được giám sát thân nhiệt và các biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.

16 nghìn lượt hành khách được giám sát thân nhiệt và các biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.

Ông Nguyễn Hải Nam, Trưởng khoa kiểm dịch y tế quốc tế - CDC Hà Nội, cho biết: “Chúng tôi giám sát tất cả các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh đậu mùa khỉ. Nếu có biểu hiện sốt trên 37 độ, khách nhập cảnh sẽ được kiểm tra dịch tễ theo quy định”.

Mỗi vị trí kiểm soát dịch bệnh y tế đều được trang bị đầy đủ trang thiết bị vật tư y tế ban đầu xử trí các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Tại mỗi vị trí kiểm soát dịch bệnh y tế đều được trang bị đầy đủ trang thiết bị vật tư y tế.

Ông Bùi Văn Hào, Giám đốc CDC Hà Nội, cho hay: “Chúng tôi đã chỉ đạo phối hợp với bệnh viện trung ương và bệnh viện đầu ngành truyền nhiễm Đống Đa cách ly điều trị ca bệnh đậu mùa khỉ nếu có theo quy định, giám sát chặt chẽ không để lây lan trong cộng đồng”.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người. Đường lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp gần là lây qua vết thương hở, giọt bắn hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ như khu vực Trung và Tây Phi cần tránh tiếp xúc với động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam, người dân cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn kịp thời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.

Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.

Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).

Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.