Giảm lãi suất – tăng kỳ vọng | Hà Nội tin mỗi chiều

Ước tính có khoảng nửa triệu tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm được hưởng lãi suất cao hồi cuối năm 2022 và đầu năm nay sắp đáo hạn. Trong bối cảnh lãi suất huy động của ngân hàng liên tiếp giảm sâu và kéo dài như hiện nay, nhiều người đang đặt câu hỏi, liệu có xảy ra làn sóng dịch chuyển dòng tiền từ tiết kiệm sang lĩnh vực khác?

Cụ thể theo khảo sát tại gần 30 ngân hàng, lãi suất gửi tiết kiệm đang dao động quanh mức 4,5 – 6,5%/năm. So với thời điểm đầu năm 2023, lãi suất huy động cao nhất phổ biến ở mức từ 9 - 10%/năm, thậm chí có ngân hàng còn niêm yết tới 12%/năm, thì nay hàng loạt ngân hàng đã gia nhập cuộc đua giảm lãi suất tiết kiệm. Trong tháng 10/2023, các ngân hàng thương mại tiếp tục điều chỉnh giảm mạnh lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn. Ở nhóm ngân hàng thương mại nhà nước, Vietcombank đang có mức lãi suất tiền gửi thấp nhất, khi lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chỉ còn 5,1%/năm. Ba ngân hàng còn lại gồm BIDV, VietinBank và Agribank lãi suất cao nhất cho kỳ hạn trên 12 tháng là khoảng 5,3%/năm.

Xu hướng giảm lãi suất tiết kiệm đã được hàng loạt công ty chứng khoán dự báo từ trước đó. Trong bối cảnh thanh khoản dồi dào, ngân hàng khó tìm đầu ra cho vay và nhu cầu tín dụng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19, xu hướng lãi suất hạ nhiệt sẽ còn tiếp diễn cho tới cuối năm.

Về lý thuyết, nhiều người cho rằng khi lãi suất tiền gửi đi xuống, sẽ làm giảm tính hấp dẫn của kênh tiền gửi tiết kiệm. Dòng tiền sẽ chuyển sang tìm các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, vàng để mong tìm lợi suất tốt hơn. Dù vậy, không phải tất cả người gửi tiền đều có quan điểm như vậy, nên mặc dù lãi suất giảm, tiền gửi của người dân vẫn duy trì ổn định. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 06/10, tính đến cuối tháng 7/2023, số dư tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng đạt hơn 6 triệu tỷ đồng, tăng hơn 8,9% so với cuối năm 2022.

Tiền gửi ngân hàng thứ nhất là rất an toàn, tiếp theo là mức lãi suất vẫn ở mức chấp nhận được so với việc sử dụng số vốn đó để đầu tư vào thị trường chứng khoán hay hoạt động kinh doanh khác; bởi, nếu không có kinh nghiệm hay hiểu biết về lĩnh vực đó, thì lãi suất cũng không cao, lại tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thời gian qua, bất động sản vẫn trầm lắng; thị trường chứng khoán đến thời điểm này vẫn chưa xác định rõ xu hướng tăng giảm; thị trường trái phiếu vẫn đang cố gắng lấy lại niềm tin của nhà đầu tư; vàng có sự tăng giá, nhưng lại không mang tính ổn định, và chênh lệch khá cao so với thế giới; ngoại tệ có khả năng tăng, nhưng không có sự bảo đảm. Do đó, từ giờ đến cuối năm dù lãi suất gửi tiết kiệm có tiếp tục giảm, người dân khả năng vẫn chọn gửi ngân hàng. Hiện tại, mức lãi suất tiết kiệm vẫn cao hơn lạm phát nên tiền nhà đầu tư vẫn có lợi.

Còn tất nhiên, ai cũng mong muốn những đồng tiền nhàn rỗi của mình có thể sinh lời và đa dạng hóa các kênh đầu tư, dịch chuyển dòng tiền từ lĩnh vực có tỷ lệ sinh lời thấp sang tỷ lệ sinh lời cao là điều tất yếu. Tuy nhiên, để đầu tư “đúng và trúng”, chúng ta cần trang bị những kiến thức tài chính, kinh tế nhất định, đảm bảo sự cân đối giữa mức sinh lời và nguy cơ rủi ro của từng kênh đầu tư để có những lựa chọn đúng đắn nhất./. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 7/5 là ngày mà mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng không thể không nhớ về một dấu mốc chói lọi: Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Lần đầu tiên, khu vực kinh tế tư nhân được khẳng định là “một động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế quốc dân, thay vì chỉ là “một trong những động lực” như cách tiếp cận trước đây.

Trong một động thái cứng rắn nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ban hành Công điện yêu cầu các quận, huyện trên địa bàn kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, ao hồ, đất công trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính.

Giữa dòng chảy sôi động của đổi mới và hội nhập, Hà Nội đang dần khẳng định vị thế là một trong những điểm sáng về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt cho sự bứt phá của Thủ đô trong tương lai.

“Bữa cơm ngon” không chỉ là chuyện vị giác. Với hàng nghìn suất ăn mỗi ngày tại các bếp ăn tập thể, “ngon” còn phải đi kèm với hai chữ “an toàn”. Nhưng giữa nhịp sống đô thị sôi động như Hà Nội, liệu có bao nhiêu bữa ăn đang thực sự được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng?

Thành phố Hà Nội đã công bố một kế hoạch quan trọng: tổ chức lại hệ thống khám chữa bệnh công lập theo ba cấp ban đầu, cơ bản và chuyên sâu. Đây là cách để người dân được khám đúng nơi, chữa đúng chỗ, mà không phải tất tả tìm kiếm, mỏi mòn chờ đợi.