Giảm giờ làm việc tăng hiệu suất công việc | Hà Nội tin mỗi chiều

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa đề xuất các cấp nghiên cứu giảm giờ làm việc của người lao động trong doanh nghiệp dưới 48 giờ mỗi tuần. Tuy nhiên, điều này cần tính đến yếu tố sức khỏe, an toàn của người lao động, năng suất lao động và vấn đề xã hội khác.

Luật lao động hiện hành quy định lao động làm việc trong điều kiện bình thường không quá 8h mỗi ngày và 48h mỗi tuần. Tuy nhiên, theo đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội, việc giảm giờ làm là việc hết sức cần thiết. Bởi chúng ta áp dụng chế độ 48h/tuần tức là 6 ngày/tuần từ rất lâu. Ở khu vực công đã giảm xuống chế độ 40h/tuần từ năm 1999. Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế, khảo sát 154 nước chỉ có hai nước có số giờ làm việc trên 48h/tuần; 1/3 số nước áp dụng là 48h giống Việt Nam và khoảng 2/3 các nước có 48h trở xuống. Mặt khác, ở Việt Nam thời giờ làm thêm tương đối cao. Chúng ta có quy định giờ làm thêm từ 200 – 300h/năm. Như vậy, tổng thời gian làm việc thực tế của người lao động bằng thời gian làm việc tiêu chuẩn cộng giờ làm thêm là tương đối cao so với mặt bằng chung của lao động các nước.

Kết quả khảo sát, điều tra đời sống công nhân lao động của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho thấy thời giờ làm việc kéo dài đang ảnh hưởng xấu đến đời sống của người lao động, từ mất cơ hội tìm bạn đời, thể hiện tình cảm, quan tâm chăm sóc giữa vợ chồng đến thực hiện trách nhiệm chăm sóc con cái, tác động đặc biệt lớn đến nhóm lao động có con nhỏ. Chính vì vậy, không có lý do gì khi đất nước phát triển mà người lao động phải làm việc số giờ cao. Đây cũng là xu hướng tiến bộ của đa số các quốc gia trên thế giới.

Trước đó, đề xuất cũng được đưa ra khi góp ý dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2019. Tuy nhiên, trước phản ứng gay gắt của các doanh nghiệp, khung giờ làm việc vẫn được giữ nguyên như quy định hiện hành là không quá 48 giờ/tuần. Sau 4 năm, một lần nữa đề xuất lại được đưa ra, Quan điểm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là giảm giờ làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi và cần xác định thời giờ làm việc cho người lao động. Tuy nhiên, điều này cần tính đến yếu tố sức khỏe, an toàn của người lao động, năng suất lao động và vấn đề xã hội khác.

Ông Đặng Tuấn Vũ, Chủ tịch công đoàn Công ty Changshin, doanh nghiệp sử dụng 37.000 lao động, đông nhất tỉnh Đồng Nai cho biết, lộ trình giảm giờ làm việc tiến tới 40 giờ mỗi tuần là mong mỏi của nhiều công nhân. Lao động trông chờ được giảm giờ làm việc để cuối tuần được nghỉ ngơi, nhưng đến nay vẫn chưa thành hiện thực.

Ảnh minh họa

Một câu hỏi đặt ra, nếu giảm giờ làm thì có làm giảm thu nhập cho người lao động? Trong bối cảnh tiền lương còn thấp, giảm giờ làm việc thì liệu người lao động có dành thời gian đó để nghỉ ngơi tái tạo sức lao động, hay họ sẽ làm thêm như chạy Grab, làm giúp việc... để có thêm thu nhập. Và quan trọng năng suất lao động có được cải thiện ngang bằng với các nước thực hiện giảm giờ làm việc dưới 48h/tuần?

Trước thắc mắc này, ông Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Samsung Electronic cho biết, việc giảm giờ làm rất cần thiết cho người lao động. Khi các doanh nghiệp cần huy động làm thêm giờ, người lao động luôn sẵn sàng nhằm nâng cao thu nhập và giúp doanh nghiệp đáp ứng đơn hàng. Rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay, không phải người lao động nào, nhóm người lao động nào cũng mong giảm giờ làm, khi giảm giờ làm là giảm thu nhập. Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, việc giảm thời gian làm việc bình thường sẽ tạo động lực để doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, thích nghi với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đổi mới quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”. Lời thơ, lời ca ấy đã phần nào nói lên tình cảm kính yêu và niềm tự hào của nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một trong số rất nhiều ca khúc sẽ được vang lên trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Người là niềm tin tất thắng” do Đài Hà Nội thực hiện vào đúng ngày 19/5.

Covid-19 hiện đã được coi là bệnh lưu hành tại Việt Nam, bởi vậy chúng ta cần tiếp cận Covid-19 như một bệnh truyền nhiễm thông thường, không chủ quan nhưng cũng không cần hoang mang.

Thành phố Hà Nội đang nỗ lực để mùa tuyển sinh năm nay diễn ra suôn sẻ, công bằng và minh bạch hơn, với điểm đáng chú ý nhất là bám sát tiêu chí “học gần nhà”.

Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia vừa phát động một đợt cao điểm toàn quốc để truy quét hàng giả, hàng nhái, buôn lậu và gian lận thương mại.

Một nguyên Cục trưởng và bốn cán bộ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa bị khởi tố vì hành vi nhận hối lộ vào ngày 13/5. Những người từng được trao quyền bảo vệ sự an toàn cho bữa ăn của hàng triệu người, nay lại bị cáo buộc “bán rẻ” chính điều đó.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có một đề xuất thu hút sự quan tâm của dư luận: Bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS - hay quen gọi là bằng tốt nghiệp lớp 9. Vậy, không cấp bằng, liệu học sinh có được học tiếp không? Có bị thiệt thòi gì không?