Giám đốc Mật vụ Mỹ từ chức
CNN ngày 23/7 đưa tin Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ Kimberly Cheatle đã nộp đơn từ chức trong bối cảnh cơ quan này chịu giám sát chặt chẽ vì sai sót trong công tác an ninh liên quan đến vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump khi đang vận động tranh cử ở hạt Butler, bang Pennsylvania, trước đó 10 ngày.
Sau sự việc, tại Quốc hội Mỹ, các nghị sĩ thuộc cả hai phe Dân chủ lẫn Cộng hòa đều kêu gọi bà Cheatle từ chức. Phe Cộng hòa thậm chí kiến nghị khởi động thủ tục luận tội. Bà Cheatle càng làm mất lòng giới lập pháp khi từ chối trả lời nhiều câu hỏi trong phiên điều trần tại Hạ viện hôm 22/7.

Bà Cheatle cho biết trong đơn từ chức rằng bà đã đưa ra quyết định "khó khăn" là rời khỏi cơ quan này "với tâm trạng nặng nề" và bà không muốn sự ra đi của mình làm các điệp viên mất tập trung vào nhiệm vụ của họ.
Trong thư gửi các nhân viên, bà viết: “Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sai sót an ninh. Trước những sự kiện gần đây, với trái tim nặng trĩu, tôi đã đưa ra quyết định khó khăn là từ chức giám đốc của các bạn".
Trong một tuyên bố, Tổng thống Joe Biden cho biết ông và đệ nhất phu nhân Jill Biden biết ơn bà Cheatle vì phục vụ công chúng trong nhiều năm.
“Là một nhà lãnh đạo, cần phải có danh dự, lòng dũng cảm và sự chính trực đáng kinh ngạc để có thể chịu trách nhiệm hoàn toàn cho một tổ chức được giao một trong những công việc đầy thách thức nhất”, Tổng thống Biden nhấn mạnh.
Ông Biden cho biết thêm sẽ sớm bổ nhiệm một giám đốc mới lãnh đạo Cơ quan Mật vụ.
Còn Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson cho rằng bà Cheatle đã từ chức “quá trễ”.
"Giờ đây chúng ta phải đưa mọi thứ trở lại bình thường”, ông Johnson nói. “Chúng ta cần khôi phục niềm tin của người dân Mỹ vào Cơ quan Mật vụ. Cơ quan này có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo vệ các tổng thống, cựu tổng thống và các quan chức khác trong nhánh hành pháp. Chúng ta sẽ có nhiều việc phải làm”.
Bà Cheatle được Tổng thống Mỹ Joe Biden bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo Cơ quan Mật vụ Mỹ năm 2022. Trước đó, bà từng phục vụ trong lực lượng mật vụ 27 năm và làm việc cho PepsiCo, phụ trách bộ phận an ninh toàn cầu của tập đoàn.


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/5 tuyên bố, nước này sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Nga nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột, song nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là một lệnh ngừng bắn kéo dài ít nhất 30 ngày.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.
Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
0