Giải quyết dứt điểm động kinh cho bệnh nhi
Trong những năm gần đây, phẫu thuật bệnh lý động kinh kháng trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã mang lại kết quả tốt do sự phối hợp của đa chuyên khoa trong đánh giá và lập kế hoạch điều trị trước, trong và sau phẫu thuật.
Mục tiêu chính của các thăm dò trước, trong phẫu thuật động kinh là xác định chính xác vùng sinh động kinh và liên quan của chúng với các vùng chức năng quan trọng của não bộ.
Cùng sự phát triển của phẫu thuật động kinh và các hệ thống điện sinh lý thần kinh, vai trò của các phẫu thuật theo dõi thần kinh xâm nhập: đặt điện cực vỏ não đánh giá trong và sau mổ, điện cực não sâu,... được phát triển để đánh giá toàn diện tổn thương sinh động kinh, đưa ra quyết định chính xác trong cắt bỏ tổn thương sinh động kinh.
Với mong muốn tiếp tục cải thiện điều trị bệnh nhân động kinh kháng trị, Trung tâm thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương cùng đoàn chuyên gia phẫu thuật động kinh của Bệnh viện trẻ em Alabama (Hoa Kỳ) cùng phối hợp thực hiện phẫu thuật đặt điện cực bề mặt vỏ não lập bản đồ vùng sinh động kinh trong tháng 9.
Theo các chuyên gia đến từ Mỹ, đây là kỹ thuật phức tạp liên quan nhiều vùng chức năng giải phẫu, cũng như tâm sinh lý của bệnh nhân sau mổ.
Các bác sĩ sẽ tiến hành 2 bước. Bước đầu tiên, các bác sĩ sẽ mở sọ xác định vùng gây động kinh trước bằng MRI, PET, sau đó mở hộp sọ đặt điện cực dưới sự hướng dẫn của hệ thống định vị.
Việc này cũng khiến ê-kíp đối diện với nhiều khó khăn vì bệnh nhi có thể bị nhiễm trùng, phù não. Do đó, để thực hiện đặt điện cực, bác sĩ gây mê, hồi sức, nội khoa cần phải giữ bệnh nhân nửa tỉnh, nửa mê, không đau và không được phù não.
Sau thời gian theo dõi, xác định rõ vùng động kinh, các chuyên gia thảo luận đưa ra quyết định cắt hết vùng động kinh không gây tổn hại chức năng và vận động cho trẻ.
Tại các trung tâm phẫu thuật thần kinh ở Mỹ và châu Âu, kỹ thuật này giúp phẫu thuật viên, bác sĩ nội khoa quyết định chính xác cắt vùng tổn thương một cách tuyệt đối, hoàn toàn không phải dùng thuốc chống động kinh sau mổ. Tại Việt Nam, Bệnh viện Nhi Trung ương là đơn vị đầu tiên trên cả nước thực hiện phẫu thuật bằng kỹ thuật mới này.


Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân Covid-19.
0