Giải pháp đột phá phát triển đường sắt đô thị Hà Nội

Mới đây, TP. Hà Nội đã đưa ra các giải pháp đột phá để phát triển hệ thống đường sắt đô thị, phấn đấu đến năm 2045 hoàn thành 15 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 616,9km.

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội có 10 tuyến với hơn 410 km.

Hiện nay, Hà Nội đang vận hành hai tuyến đường sắt đô thị là Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội (đoạn trên cao)

Vừa qua, Đề án điều chỉnh Quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 có bổ sung phát triển thêm 5 tuyến, nâng tổng số đường sắt đô thị Hà Nội lên 15 tuyến với tổng số chiều dài 616,9 km.

Một trong những giải pháp đột phá để phát triển hệ thống đường sắt đô thị đó là cụ thể hóa các cơ chế chính sách đã được định hướng trong Luật Thủ đô (sửa đổi) trong khuyến khích đầu tư nhằm thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giảm áp lực ngân sách, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Một trong những giải pháp đột phá để phát triển hệ thống ĐSĐT là cụ thể hóa các cơ chế chính sách đã được định hướng trong Luật Thủ đô (sửa đổi).

Bên cạnh đó, thành phố tập trung nguồn lực đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại khu vực đô thị trung tâm nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 6/3, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán, thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Nhiều tuyến đường tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã không thể về đích đúng hẹn, do đó huyện quyết tâm đặt mục tiêu mới trong năm 2025.

Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Tây Hồ - Chi nhánh số 01 có hai trụ sở đặt tại phường Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội), bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 5/3.

Hà Nội sẽ di dời nhiều trụ sở cơ quan và nhà dân để mở rộng không gian công cộng, trong đó phá bỏ tòa nhà 'Hàm cá mập' và cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục.

Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ nhất để xem xét, thông qua một số nội dung quan trọng trong sáng 6/3.

Hội thảo “Phong trào phụ nữ Ba đảm đang - Giá trị lịch sử và thời đại”, diễn ra vào sáng 6/3, đã góp phần giáo dục, ôn lại lịch sử vẻ vang, đầy tự hào của Thủ đô và phong trào phụ nữ.