Giải pháp để đẩy nhanh việc thanh toán không dùng tiền mặt

Ngày 6/11, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn kéo dài trong 2,5 ngày. Đây là lần đầu trong nhiệm kỳ khóa XV và là lần thứ tư kể từ khi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 có hiệu lực, Quốc hội tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, về chất vấn đối với các lĩnh vực.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Thông qua hoạt động giám sát này, Quốc hội sẽ nắm được tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, việc thực hiện các “lời hứa”, cam kết của Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành. Việc tái giám sát, chú trọng giám sát những vấn đề sau giám sát, theo dõi đến cùng các vấn đề đã giám sát, chất vấn nhằm giúp Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành có cơ hội báo cáo với Quốc hội, cử tri và Nhân dân về những việc mình đã làm, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giải quyết thấu đáo, tận gốc những vấn đề Quốc hội đã đặt ra.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: mặc dù không phải lời hứa, cam kết, nhiệm vụ nào cũng có thể giải quyết nhanh chóng, có thể làm được ngay, nhưng Quốc hội, cử tri và Nhân dân có quyền được biết về tình hình, tiến độ thực hiện và quan trọng nhất, những gì đã hứa trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân; những nhiệm vụ Quốc hội đã giao cần phải được hoàn thành. Đồng thời, thông qua hoạt động tái giám sát, sẽ khẳng định rõ nét hơn một Quốc hội luôn đồng hành cùng cả hệ thống chính trị, nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp, sát tình hình thực tiễn, hiệu quả, khả thi, thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Trong hai năm đầu nhiệm kỳ khóa XV, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đã được tiến hành sôi nổi, dân chủ, trách nhiệm, thẳng thắn với 923 lượt đại biểu tham gia chất vấn tại 04 kỳ họp Quốc hội và 04 phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Qua đây, nhiều vấn đề vướng mắc, bức xúc về kinh tế - xã hội đã được kịp thời xem xét, giải quyết.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phước trả lời chất vấn

Từ 9h40 sáng nay, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ nhất về kinh tế tổng hợp, về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, việc thực hiện nghị quyết giám sát chuyên đề về rà soát những hạn chế trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, việc hoàn thiện pháp luật về cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu. Các nội dung dung trên thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái sẽ giải trình và làm rõ một số nội dung liên quan.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn

Đặt vấn đề chất vấn tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh phản ánh về những vướng mắc về quản lý tài sản công, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính, đất đai chưa đầy đủ, đồng bộ. Một số văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản công ban hành vẫn còn chậm.

Đại biểu Lê Hoàng Anh nêu rõ, cử tri ghi nhận việc thực hành tiết kiệm trong chi thường xuyên có chuyển biến tích cực, nhất là sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 74. Đại biểu băn khoăn việc chậm ban hành Nghị định của Chính phủ để thi hành nhiệm vụ Quốc hội giao tại Nghị quyết 74 cũng như việc lãng phí trong sử dụng tài sản công.

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết giải pháp để đẩy nhanh hơn nữa việc thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới.

Phiên chất vấn về nhóm vấn đề kinh tế tổng hợp sẽ kéo dài đến 15h chiều nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Bộ Công an đã trình bày dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong đó có đề xuất công an cấp xã được khởi tố một số tội danh.

'Dược sĩ làm thuốc giả, hậu quả chẳng khác nào giết người hàng loạt' là phát biểu gây chú ý tại phiên thảo luận tổ chiều 20/5, khi Quốc hội góp ý Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo về giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, quyết tâm giải ngân đạt 100% kế hoạch.

Tội sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, có nên giữ nguyên hình phạt tử hình cho loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm này hay thay thế bằng hình phạt tù chung thân không giảm án?

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi tiếp Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng vào sáng 20/5.

Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất cần có lộ trình chuyển toàn bộ hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp và xóa bỏ thuế khoán vào năm 2026.