Giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội

Thảo luận tổ về 4 nội dung trình tại Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội sáng 4/12, các đại biểu đã thống nhất với các nội dung báo cáo; tham góp nhiều ý kiến vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công.

Theo báo cáo của Ban cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân thành phố, kinh tế Thủ đô 9 tháng của năm 2024 duy trì tăng trưởng cao hơn cùng kỳ với GRDP tăng 6,12%; Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt khoảng 492 nghìn tỷ đồng, tăng 19,6% so với 2023; Kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 là 77 nghìn tỷ đồng, gấp 1,64 lần so với kế hoạch năm 2023; Cải cách hành chính, chuyển đổi số gắn với Đề án 06 là khâu đột phá được Thành ủy quan tâm chỉ đạo với các giải pháp đồng bộ, toàn diện, thực chất, đem lại giá trị cho người dân và doanh nghiệp.

Thống nhất với các nội dung báo cáo Hội nghị Ban chấp hành đã trình bày, các đại biểu tập trung phân tích, nhận định tình hình thế giới và trong nước năm 2025 còn nhiều khó khăn, thách thức, với khối lượng công việc nhiều, các đại biểu đề nghị thành phố tập trung một số giải pháp căn cơ để đạt được chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra.

Ông Trần Anh Tuấn, Bí thư Thị ủy Sơn Tây đề xuất: "Theo tôi, chúng ta nên thêm một nội hàm rất quan trọng, đó là tiếp tục đẩy mạnh quản lý và phát triển thị trường thương mại điện tử. Thứ hai là quản lý về thu thuế, tránh thất thu thuế. Chúng ta cũng có những biện pháp rất mạnh, tỷ trọng thu từ thuế thương mại điện tử cũng tăng dần hàng năm, nhưng vẫn còn thất thu rất nhiều. Ví dụ, câu chuyện mà chúng ta không đánh thuế đối với những sản phẩm dưới 1 triệu, tức là tất cả các hệ thống bán lẻ thế giới có thể chia nhỏ với sản phẩm ra để lách thuế".

Nguyên nhân của giải ngân đầu tư công năm 2024 chưa đạt mục tiêu được các đại biểu chỉ rõ là do chậm giải phóng mặt bằng; công tác chuẩn bị đầu tư còn chậm; sự quyết tâm vào cuộc của người đứng đầu ở một số địa phương, đơn vị chưa cao.

Theo ông Ngô Ngọc Vân, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, các quận, huyện cũng phải có kế hoạch và tổng hợp lại để thành phố có chủ trương cho những dự án này và có thể sẽ bài trừ ra một số dự án. Bởi trước đây chủ yếu ký là hợp đồng trọn gói, nhưng đến thời điểm hiện nay, theo quy định lại không được điều chỉnh đơn giá. Cứ tình trạng như vậy, các nhà thầu cũng không thi công thì ảnh hưởng tới các tiến độ của dự án cũng như thời gian hoàn thành.

Các đại biểu thống nhất với kế hoạch của Ban cán sự UBND thành phố về việc xây dựng 25 chỉ tiêu năm 2025, trong đó có 5 chỉ tiêu về kinh tế tổng hợp; 14 chỉ tiêu về văn hóa - xã hội; 5 chỉ tiêu về đô thị, nông thôn và môi trường; 1 chỉ tiêu về tổng số nhà ở và diện tích nhà ở xã hội hoàn thành trong năm 2025; đặc biệt là quyết tâm thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu về môi trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Tây Hồ - Chi nhánh số 01 có hai trụ sở đặt tại phường Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội), bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 5/3.

Hàng loạt doanh nghiệp từ các ngành nghề khác nhau đã thu hẹp quy mô, tối ưu hóa chi phí bằng cách giảm nhân sự, nhất là sau giai đoạn tinh gọn bộ máy tại khu vực công.

Hà Nội sẽ di dời nhiều trụ sở cơ quan và nhà dân để mở rộng không gian công cộng, trong đó phá bỏ tòa nhà 'Hàm cá mập' và cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục.

Nhiều khu du lịch tại TP.HCM tung ra loạt chương trình ưu đãi hấp dẫn, đặc biệt dành cho những du khách mặc áo dài truyền thống, nhân dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3,

TP.HCM sẽ tổ chức chương trình bắn pháo hoa đặc biệt tại 7 địa điểm, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Bộ Nội vụ đề nghị các địa phương tạm dừng giải quyết chế độ với cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm theo nhiệm kỳ tại cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội khi nghỉ công tác.