Giải bài toán công trình trọng điểm thiếu cát

Thiếu cát san lấp là tình trạng chung diễn ra ở nhiều dự án lớn khắp cả nước, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và TP. HCM. Để bảo đảm tiến độ dự án, nhiều chủ đầu tư đề xuất sử dụng cát biển thay thế. Liệu đây có phải là giải pháp khả thi, bảo vệ môi trường? Có những giải pháp nào hữu hiệu hơn mà không cần phải đánh đổi môi trường?

Những ngày cuối tháng 3, hoạt động thi công tại các công trường thuộc dự án đường Vành đai 3 TP. HCM diễn ra nhộn nhịp. Tuy vậy, các nhà thầu mới chỉ triển khai thi công được các hạng mục kết cấu cầu như cọc khoan nhồi, bệ thân trụ. Riêng phần đường, việc thiếu cát đắp nền khiến một số đoạn chưa thể thực hiện. Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. HCM cho biết, riêng dự án đường Vành đai 3 ngoài các vật liệu như là đá, cát xây dựng, đất thì hiện nay cơ bản giải quyết được theo nhu cầu của dự án. Tuy nhiên, về phần cát thì đang có nguy cơ thiếu hụt, chưa xác định được đầy đủ nguồn cung cấp.

Một số đoạn của dự án đường Vành đai 3 chưa thể thực hiện.

Riêng phần khối lượng cát đắp nền đường thì tổng dự án cần là 9,3 triệu m3. Trong đó, riêng năm 2024 là năm cao điểm với 7 triệu khối và riêng TP. HCM cần 4,7 triệu khối. Để giải quyết bài toán vật liệu cát san lấp thì TP. HCM đã thành lập một tổ công tác đặc biệt về vật liệu liên kết với các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Lương Minh Phúc – Trưởng ban Ban quản lý các công trình giao thông TP. HCM

Để giải quyết bài toàn thiếu cát san lấp, nhiều nhà thầu đã đề xuất sử dụng cát biển thay thế. Phương án này được xem khả thi với trữ lượng khá dồi dào, nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế, còn về lâu dài sẽ có những vấn đề liên quan đến các yếu tố môi trường tự nhiên.

Để giải quyết bài toàn thiếu cát san lấp, nhiều nhà thầu đã đề xuất sử dụng cát biển thay thế.

Trở lại với giải pháp tìm vật liệu thay thế cho tìm trạng khan hiếm cát 10 năm trở lại đây, các nhà khoa học trong nước đã có những công trình nghiên cứu về cát nhân tạo và được áp dụng tại một số dự án lớn như thủy điện Sơn La. Tuy nhiên, nó chưa được đưa vào trong các công trình giao thông, bởi lí do giá thành.

Một giải pháp khác cũng được đưa ra đó là xây dựng cầu cạn, nhưng vấn đề về giá thành một lần nữa lại là rào cản khiến cho chủ đầu tư không mấy mặn mà. Phát triển kinh tế nhưng không đánh đổi môi trường luôn là bài toán khó cho những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Chính phủ đề nghị rút ngắn thời gian, phấn đấu vượt tiến độ dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình ít nhất 6 tháng, phấn đấu hoàn thành trong năm 2026.

Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.

Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.

Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.

Trước tình trạng một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Bộ Xây dựng đã có công điện khẩn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc, an toàn hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.

Trước hàng loạt sự cố giao thông nghiêm trọng thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố và cơ quan liên quan rà soát toàn diện, xử lý dứt điểm các bất cập trong hệ thống hạ tầng giao thông.