Giá xuất khẩu gạo tiếp tục tăng
Hiện, gạo 5% tấm được điều chỉnh tăng 5 USD/tấn, lên 663 USD/tấn sau khi giảm vào tuần trước.
Các loại gạo 25% tấm và 100% tấm vẫn giữ vững giá ở mức cao. Hiện, thị trường số 1 của gạo Việt Nam là Philippines, chiếm khoảng 35% thị phần gạo xuất khẩu.
Đầu năm 2023, mục tiêu của ngành lúa gạo là xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo (tương đương năm 2022 là 7,1 triệu tấn) nhưng đến hết tháng 11 đã đạt tới 7,8 triệu tấn.
Với những tín hiệu tích cực từ xuất khẩu gạo trong tháng 12 này, dự báo cả năm, xuất khẩu gạo sẽ cán mốc lịch sử 8 triệu tấn, giá trị ít nhất 4,6 tỷ USD.
Nhận định từ nay đến năm 2024, các chuyên gia cho rằng, ngành lúa gạo đang đón "làn sóng" mới về tăng trưởng, tuy nhiên, cơ hội luôn đi cùng thách thức.
Để duy trì tăng trưởng bền vững, ngành lúa gạo cần tiếp tục cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị; bảo đảm gia tăng về giá trị hơn số lượng.


Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.
Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.
0