Gia vị Việt từng bước chinh phục thị trường toàn cầu
Gia vị Việt là một ngành hàng khá đặc thù, đã từng bước khẳng định được vị trí trên thị trường tiêu dùng toàn cầu. Các gia vị như: tiêu, quế, hồi, gừng, tỏi, ớt tươi cho đến các sản phẩm chế biến, sản phẩm tinh chế... ngày càng được ưa chuộng trên thế giới.
Doanh nghiệp Việt ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng hồ tiêu quốc tế, bằng việc xuất khẩu những sản phẩm chế biến có giá trị cao, chất lượng tốt.

Ông Phan Minh Thông, Tổng Giám đốc Công ty CP Phúc Sinh, cho biết: "Năm nay chúng tôi đầu tư nhà máy nghiền, trộn, chế biến sâu nước sốt tiêu, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ và sản phẩm đa dạng, luôn thay đổi để phù hợp với thị trường".

Trong ngành gia vị Việt Nam vẫn còn nhiều "ngôi sao đang lên" khác như: quế, hoa hồi, ớt, đinh hương, gừng, tỏi… Thị trường vẫn còn nhiều dư địa để khai thác, nhưng kèm theo là những chuẩn rất cao về vấn đề an toàn thực phẩm.
Các doanh nghiệp vừa phải linh hoạt theo thị hiếu tiêu dùng, vừa phải không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Ông Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc Công ty CP Dh Foods, cho biết: "Khách hàng Mỹ, châu Âu họ yêu cầu những chứng chỉ cao nhất về an toàn thực phẩm. ISO HACCP không đủ, họ yêu cầu BIC, IFRESH. Chúng tôi đã quyết định đầu tư nhà máy mới để đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất để mọi khách hàng đều cung cấp được, và nhà máy ở Long An chỉ tập trung sản xuất sốt, nhu cầu ấy rất cao".

Nhờ tập trung mạnh vào chế biến mà các mặt hàng gia vị của Việt Nam ngày càng có sức cạnh tranh cao và duy trì vị trí vững chắc trên thị trường. Với dư địa của thị trường và kinh nghiệm giao thương quốc tế của các doanh nghiệp, ngành gia vị đang nỗ lực đạt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2025.


Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.
Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.
Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.
Doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất, tránh bị động và rút kinh nghiệm từ đợt sốc lần này trước quyết định cuối cùng về thuế đối ứng của Mỹ.
0