Giá vật liệu xây dựng tăng chóng mặt, Chính phủ yêu cầu “ghìm cương”

Cụ thể, tại Công văn số 2360/VPCP-CN ngày 15/4/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương xây dựng, công bố giá và chỉ số giá các loại vật liệu xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, bảo đảm đầy đủ thông tin của các vật liệu cho công trình xây dựng giao thông.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, các cơ quan liên quan nghiên cứu các kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng do ảnh hưởng biến động giá vật liệu đối với các dự án đang triển khai theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, nghiên cứu ban hành, điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách theo thẩm quyền về cơ chế chính sách quản lý giá nhiên, vật liệu xây dựng; kịp thời báo cáo những vấn đề vượt thẩm quyền.
Phó Thủ tướng giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan xây dựng, công bố giá và chỉ số giá các loại vật liệu theo quy định và khẩn trương thực hiện các giải pháp để quản lý giá, bình ổn giá các vật liệu xây dựng công trình giao thông nói chung và các dự án giao thông trọng điểm quốc gia theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tư vấn, nhà thầu… tiếp tục đẩy nhanh triển khai thi công xây dựng các dự án, chủ động nguồn vật tư, vật liệu phục vụ xây dựng công trình bảo đảm tiến độ các dự án công trình giao thông tuân thủ hợp đồng đã ký và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu giải pháp, cơ chế chính sách cần thiết để quản lý, bình ổn giá nhiên, vật liệu xây dựng.
Từ đầu năm đến nay, đã có nhiều dự án giao thông trọng điểm gặp khó khăn, không đảm bảo tiến độ vì thiếu vật liệu xây dựng, vật liệu xây dựng tăng giá cao.
Mới đây nhất, theo thông tin từ Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đến hết tháng 3/2022 mới đạt 30,3%, chậm khoảng 11,9% so với kế hoạch.
Nguyên nhân chậm chủ yếu do khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp và chủ quan từ nhà thầu trong việc tổ chức triển khai thi công.
Tiến độ thi công cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết gặp khó do thiếu vật liệu xây dựng
Theo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Bộ Giao thông đã tập trung, quyết liệt chỉ đạo và các nhà thầu đã cam kết đến ngày 30/6/2022 sẽ đạt tổng sản lượng là 50,8% hợp đồng, đáp ứng kế hoạch yêu cầu hoàn thành dự án năm 2022.
Được biết, dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết do Ban Quản lý Dự án 7 làm đại diện chủ đầu tư. Dự án dài hơn 100km đi qua tỉnh Bình Thuận, khởi công công từ cuối tháng 9/2020, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022.
Dự án có tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng gồm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 đầu tư với quy mô 4 làn xe, giai đoạn 2 đầu tư mở rộng thành 6 làn xe.


Huyện Mê Linh và Ứng hòa vừa tổ chức đấu giá thành công hơn 100 thửa đất với giá trúng cao nhất là hơn 55 triệu đồng/m2.
Nghị quyết 171/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đã tháo gỡ nhiều điểm nghẽn, giúp gia tăng nguồn lực đất đai cho phát triển nhà ở.
Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất Nhà nước năm 2024 cho các trường hợp trả hàng năm.
Nghị định 75 của Chính phủ sẽ gỡ vướng cho 343 khu đất của hơn 300 doanh nghiệp, với tổng diện tích đất lên tới gần 2.000 ha.
Nhiều địa phương tại Hà Nội như Mỹ Đức, Ứng Hòa, Quốc Oai, Phúc Thọ có kế hoạch tổ chức các phiên đấu giá đất trong tháng 4/2025.
Hàng trăm hecta đất tại Nhơn Trạch - vùng đất vàng phía Đông TP. HCM - đang bị bỏ hoang, trong khi hàng nghìn người dân vẫn khao khát có một nơi an cư.
0