Giá vàng lập đỉnh mới, xô đổ mọi kỷ lục
Sáng 11/2, giá vàng miếng do SJC và Doji công bố đạt mức 89,8 - 92,8 triệu đồng/lượng, ghi nhận mức tăng lần lượt 1,6 triệu đồng (mua vào) và 1,5 triệu đồng (bán ra) so với cuối ngày trước (10/2). Nhưng đến 9 giờ 45 phút, giá vàng miếng tiếp tục leo lên 90,1 - 93,1 triệu đồng/lượng, phá kỷ lục lịch sử 92,2 triệu đồng/lượng thiết lập vào ngày 10/5/2024.
Không chỉ vàng miếng, vàng nhẫn cũng chứng kiến mức tăng mạnh. Tại Doji, giá vàng nhẫn niêm yết ở mức 90 - 91,7 triệu đồng/lượng, tăng 800.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 500.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Trong khi đó, SJC niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 88,8 - 91,5 triệu đồng/lượng, cao hơn 500.000 đồng/lượng so với trước đó.

Mức giá này đã xác lập kỷ lục mới của vàng nhẫn, vượt qua mốc 91,2 triệu đồng/lượng ghi nhận vào ngày 6/2 và 10/2. Với xu hướng tăng mạnh, những người mua vàng miếng vào ngày vía Thần Tài đã từ lỗ chuyển sang có lãi.
Cụ thể, nếu mua ở mức 90 triệu đồng/lượng, hiện có thể bán ra với giá 90,1 triệu đồng/lượng, thu về khoản lời 100.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, người nắm giữ vàng nhẫn vẫn đang chịu lỗ khoảng 200.000 đồng/lượng.
Các chuyên gia nhận định, dù giá kim loại quý đang trên đà tăng, nhưng khả năng thu lợi lớn vẫn khá thấp, do chênh lệch giữa giá mua và bán bị các đơn vị kinh doanh nới rộng lên đến 3 triệu đồng/lượng.
Sự tăng vọt của giá vàng trong nước phần lớn chịu tác động từ thị trường thế giới. Lúc 8 giờ 45 phút sáng 11/2, giá vàng giao dịch quốc tế đạt 2.934 USD/ounce, tăng 25 USD/ounce so với đầu phiên sáng nay.
Đây là lần đầu tiên giá vàng vượt xa mốc quan trọng 2.900 USD/ounce, chủ yếu nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn gia tăng. Động lực chính thúc đẩy đà tăng này là lo ngại về nguy cơ áp thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump, có thể làm leo thang cuộc chiến thương mại và khiến lạm phát gia tăng.
Theo chuyên gia Edward Meir của Marex, các biện pháp thuế quan mới chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy giá vàng leo thang trong thời gian qua. Ông cho rằng căng thẳng thương mại đang ngày càng gia tăng, kéo dài sự bất ổn trên thị trường toàn cầu.
Chủ Nhật vừa qua (9/2), Tổng thống Trump đã công bố kế hoạch áp thêm thuế 25% đối với toàn bộ mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu. Ông cũng tuyên bố sẽ sớm công bố mức thuế đối ứng với các nước khác, đảm bảo công bằng và có hiệu lực ngay lập tức. Giới phân tích nhận định, động thái áp thuế này có thể khiến lạm phát tại Mỹ trở nên trầm trọng hơn. Hiện nay, các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và giá sản xuất (PPI) của Mỹ, dự kiến công bố vào cuối tuần, để đánh giá triển vọng thị trường.

Nhà phân tích Alex Kuptsikevich của FxPro dự báo, đợt tăng giá này mới chỉ là khởi đầu, với ngưỡng 3.000 USD/ounce không còn xa. Ông nhận định, giá vàng có thể đạt 3.400 USD/ounce trong khoảng từ tháng 8-10 năm nay.
Trong khi đó, chuyên gia Adrian Day còn đưa ra dự báo táo bạo hơn, cho rằng giá vàng có thể đạt mức 3.500 - 4.000 USD/ounce trong vòng 12 tháng tới, đánh dấu một chu kỳ tăng trưởng mới của kim loại quý.


Khoảng 5.000 tỷ USD vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ bị “thổi bay” chỉ trong hai ngày sau khi Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế quan mới với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, nâng tổng mức vốn hóa bị mất từ khi ông Trump nhậm chức lên gần 8.000 tỷ USD.
Giá vàng trong nước sáng 5/4 đồng loạt giảm mạnh cùng chiều với giá vàng thế giới.
Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm mạnh. Hiện tại, vàng các thương hiệu đang mua vào 98,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,3 triệu đồng/lượng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao kết quả kinh doanh và những đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng đối với kinh tế Việt Nam, trong buổi tiếp đại diện doanh nghiệp này vào chiều ngày 4/4.
0