Giá trị 'thăng hoa nơi cõi tạm' của tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhiều tôn giáo, tín ngưỡng thường hứa hẹn sự giải thoát ở kiếp sống khác. Nhưng tín ngưỡng thờ Mẫu lại cho con người những giá trị thăng hoa ngay cõi tạm.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã hình thành từ rất lâu và được hoàn thiện dần thành hệ thống trong cả một quá trình lâu dài. Trải qua bao sự thăng trầm, tín ngưỡng này vẫn được giữ gìn, trường tồn với những nét đẹp nhân văn tiềm tàng, gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần không thể thiếu vắng được và đồng hành cùng đời sống vật chất của người Việt trong suốt công cuộc giữ nước và dựng nước. Đây còn là nét đẹp của văn hóa tâm linh giúp cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú.

Trong thời đại hội nhập và phát triển, vai trò của giới trẻ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ngày càng trở nên quan trọng. Tín ngưỡng này không chỉ là biểu tượng của đời sống tâm linh người Việt, mà còn là kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quý giá được UNESCO công nhận.

Hãy cùng Đài Hà Nội tìm hiểu về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, cùng những giá trị văn hóa và trăn trở trước những biểu hiện lệch chuẩn của tín ngưỡng trong podcast với chủ đề "Tín ngưỡng thờ Mẫu - thăng hoa nơi cõi tạm". Chương trình được phát sóng vào lúc 8h30 - 9h00 mùng 2 Tết Ất Tỵ (tức 30/01/2025), phát lại lúc 8h00 - 8h30 mùng 3 Tết, trên sóng phát thanh và các nền tảng số của Đài Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.