Giá thực phẩm thiết yếu tại Hàn Quốc tăng cao

Trong bối cảnh Tết Nguyên đán đang đến gần, người dân nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Hàn Quốc đang chuẩn bị cho mùa mua sắm nhộn nhịp nhất trong năm. Năm nay, tại Hàn Quốc, giá cả một số mặt hàng thiết yếu đang tăng đáng kể ngay trước Tết.

Thông thường, tuần trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán được coi là "thời điểm lớn nhất" đối với các hoạt động mua sắm buôn bán, nhưng năm nay, các tiểu thương cảm nhận lượng khách hàng đến chợ giảm mạnh, thậm chí thấp hơn cả thời gian đại dịch COVID-19.

Năm nay, những mặt hàng giá cả leo thang gồm có hoa quả tươi, thịt, hải sản. Đây là những thực phẩm không thể thiếu trên bàn tiệc ngày Tết của người Hàn Quốc.

Giá thực phẩm thiết yếu tại Hàn Quốc tăng cao

Theo Cục Thống kê về "Xu hướng giá tiêu dùng tháng 1", giá cà chua, táo, cà tím và hành lá đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá hồng, lê, quýt cũng tăng khoảng 40% khiến người dân càng thêm lo lắng.

Mặc dù tỷ lệ lạm phát tháng 1 đã giảm xuống mức 2,8% nhưng giá cả thực phẩm thiết yếu tăng cao vẫn sẽ là một thử thách lớn đối với thị trường tiêu dùng của nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).

Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.

Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.

Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.