Gia tăng ca mắc thủy đậu ở Hà Nội

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thời tiết giao mùa khiến tình hình dịch thủy đậu đang khá phức tạp, số ca mắc bệnh đang gia tăng nhanh. Đáng nói, không chỉ có trẻ em mắc bệnh mà gần đây xuất hiện không ít số ca bệnh là người lớn.

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu. Khi bị bệnh thường, bệnh nhân thường có các biểu hiện như mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ (bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân).

Thời tiết giao mùa như hiện nay dễ xuất hiện nhiều ca mắc mới. Tại Hà Nội, bệnh thủy đậu hiện đã ghi nhận các ca mắc cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 202 ca bệnh giảm 50% so với cùng kỳ năm 2023 và chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Hai bệnh nhân mắc thủy đậu đang điều trị tại Khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì.

Mới đây, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì đã tiếp nhận hai trường hợp mắc thủy đậu. Một trong số đó là bệnh nhân Phùng Mạnh Toàn ngụ tại xã Phú Đông, huyện Ba Vì cho biết, khi mắc thủy đậu anh bị sốt, đau đầu, đau họng và ngứa rát toàn thân. Sau 4 ngày điều trị tại bệnh viện, các nốt phỏng thủy đậu của hai bệnh nhân vẫn còn xuất hiện nhiều trên mặt và toàn thân. Theo các bác sĩ cho biết, cả hai bệnh nhân này đều chưa được tiêm phòng thủy đậu.

Từ đầu năm đến nay, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì đã điều trị nội trú cho 16 bệnh nhân mắc thủy đậu nặng và 58 ca điều trị ngoại trú, trong đó có cả người lớn và trẻ nhỏ. Theo BSCKI Phạm Hoàng Sơn – Trưởng Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì cho biết, nhiều trường hợp bệnh tưởng nhẹ nhưng lại rất nguy hiểm khi bị biến chứng.

Bác sỹ đang thăm khám cho bệnh nhân.

Còn tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cũng đang điều trị cho một bệnh nhi 9 tháng tuổi mắc bệnh nhưng chưa được tiêm phòng thủy đậu. Được biết, bệnh nhi vẫn còn xuất hiện nhiều nốt thủy đậu trên mặt, trên người và bị viêm phổi. Chị Hoàng Phương Hoa (P. Hà Cầu, Q. Hà Đông) – mẹ của bệnh nhi chia sẻ: “Dù lần này đã mắc thủy đậu, nhưng sau khi khỏi bệnh tôi sẽ phải nhớ lịch đi tiêm phòng cho con để phòng bệnh tái lại cũng không bị biến chứng nguy hiểm.”

Bác sỹ Dương thăm khám cho bệnh nhi mắc thủy đậu.

BSCKII Nguyễn Thùy Dương – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông khuyến cáo, để phòng chống bệnh thủy đậu, người dân cần vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ; sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng; vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 9 tháng tuổi để phòng bệnh tránh lây lan. Tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà, tránh bệnh tiến triển nặng./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.

Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.