Gia tăng bệnh nhi nhiễm virus hợp bào hô hấp

Số trẻ nhập viện do nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV tăng đột biến trong hai tuần qua, do đang là thời điểm giao mùa, loại virus này phát triển, hoạt động mạnh.

Trẻ nhiễm virus này có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng. Tuy nhiên, với một số nhóm trẻ đặc biệt, RSV có thể khiến các bệnh đường hô hấp diễn biến nặng, thậm chí khiến trẻ tử vong.

Đã là ngày điều trị thứ ba, nhưng con chị Nguyễn Hồng Anh (Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn trong tình trạng nặng, suy hô hấp, khó thở. Chị Hồng Anh cho biết ban đầu bé chỉ có biểu hiện ho húng hắng. Tuy nhiên, bệnh diễn biến nhanh, nặng lên chỉ sau ít ngày. Bé được điều trị tại nhà 7 ngày. Khi đến viện, bé đã được chỉ định thở oxy do biến chứng viêm phổi vì nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV.

Hàng chục trẻ đang được điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, đều có biểu hiện viêm tiểu phế quản do nhiễm virus RSV.

BSCKII Nghiêm Thị Mai Sang, Bệnh viện Thanh Nhàn, thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: vietnamnet

Theo BSCKII Nghiêm Thị Mai Sang, Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, nhất là mùa xuân - hè. Khi trẻ nhiễm RSV, triệu chứng khởi phát ban đầu thường là ho khan, hắt hơi, sổ mũi và có thể sốt. Các triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với nhiễm cúm hay các loại virus khác. Đến giai đoạn toàn phát, trẻ có dấu hiệu khò khè, ho nhiều, thở nhanh, có thể dẫn tới khó thở, suy hô hấp, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, ứ khí phổi.

Tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, số trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV gây viêm phổi đến khám và nhập viện tăng đột biến, với hàng trăm ca bệnh mỗi ngày, chiếm hơn 60% các bệnh về đường hô hấp... Bác sĩ Phan Thị Kim Dung, Phó trưởng khoa hô hấp Nhi, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, cho biết rất nhiều trường hợp nhập viện khi đã có biến chứng nặng.

Không ít trẻ mới 1-2 tháng tuổi mắc RSV bị suy hô hấp, biến chứng viêm phổi. Ảnh: T.Đại

Trẻ ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm virus hợp bào hô hấp. Hầu hết trẻ gặp diễn biến nặng như viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp... là trẻ dưới 2 tuổi. Với trẻ lớn, sức đề kháng tốt hơn, biểu hiện chỉ như cảm cúm thông thường và trẻ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trẻ lớn lại có thể lây truyền virus cho trẻ nhỏ sống chung trong gia đình.

Thời điểm giao mùa, virus RSV hoạt động mạnh, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần hết sức cẩn trọng khi chăm sóc trẻ. Biện pháp phòng tránh tốt nhất là tránh để trẻ tiếp xúc gần với nhiều người, nhất là những người có dấu hiệu mắc các bệnh đường hô hấp. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, tuyệt đối không thơm, hôn trẻ; khi chăm sóc trẻ cần vệ sinh tay sạch sẽ./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.

Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.

Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.