Giá nhà tăng cao hay chuyện giá ảo?
Sau khi rời ngôi nhà ở đường Nguyễn Văn Cừ, gia đình anh Tuấn Anh chuyển về ngôi nhà ở Khu đô thị Eurowindow Park View được hơn năm nay. Căn nhà gần 100m2 với ba phòng ngủ, phù hợp nhu cầu sống; không khí lại thoáng đãng… là lý do cơ bản khiến hai vợ chồng chấp nhận sẽ đi xa thêm 15 phút nếu muốn vào trung tâm. Họ hoàn toàn không nghĩ rằng căn hộ khi mua có giá 2,5 tỷ; giờ hầu như ngày nào cũng nhận được các cuộc gọi hỏi bán với giá hơn ba tỷ. Nhớ lại lúc mua đó là cả một sự cố gắng với hỗ trợ từ gia đình. Giờ đây đó lại là may mắn.
Khi thị trường chung cư đang bị xem là "giá như lên đồng”, chưa bàn tới các dự án có vị trí đẹp trong nội đô, mà ngay ở những dự án ngoại vi thành phố như: Long Biên, Đông Anh, Thanh Trì… chẳng mấy ai có thể mường tượng tới một ngày mà giá của căn hộ bị đẩy cao tới cả 20%, sau hơn một năm sử dụng như căn nhà của anh Tuấn Anh.
Thiếu hụt nguồn cung là nguyên nhân lớn nhất khiến giá chung cư ở Hà Nội tăng trung bình 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng cũng không phủ nhận rằng: chính các luồng thông tin nhan nhản, liên tục trên mọi phương tiện truyền thông, mạng xã hội (về giá căn hộ tăng chóng mặt, cầm ba tỷ chưa mua được chung cư cũ ở ngoại thành hay 5 tỷ chỉ mua đất trong ngõ nhỏ)… có lẽ chính là “chất xúc tác” khiến cho người mua rơi vào tâm lý lo lắng: “mua ngay kẻo hết”, “mua nhanh không lên” hay nói cách khác là tâm lý đám đông. Giờ không chỉ các dự án của chủ đầu tư lớn mà cứ nhà, đất là tăng giá như điều tất nhiên.

BĐS lâu nay vẫn được xem là một kênh đầu tư lớn và khi thị trường còn bất ổn, người ta chọn đi gửi tiết kiệm. Lý thuyết là vậy nhưng tại cuộc họp mới nhất của NHNN, lãnh đạo Agribank cũng đã khá bất ngờ với báo giới khi đưa ra sự “bội thực” khi người dân vẫn đổ xô đi gửi tiết kiệm hay nói cách khác: BĐS giai đoạn này vẫn chưa phải là kênh hút tiền hay đầu tư hấp dẫn.
Nhu cầu rút tiền hay vay tiền không có nên sự nghi ngờ về việc tăng giá ảo của thị trường cũng là có cơ sở. Nhất là khi nó diễn ra không chỉ ở loại hình chung cư mà lan sang cả phân khúc biệt thự, liền kề. Theo Savills Hà Nội, đà tăng mạnh nhất là biệt thự sơ cấp đã tăng 5,5% theo quý lên 160 triệu đồng mỗi m2 đất; liền kề và shophouse cũng tăng 3% đạt lần lượt 194 triệu đồng/ m2 và 328 triệu đồng/ m2 đất. Tuy nhiên, cần nhắc lại là, 2023 là năm ghi nhận lượng giao dịch biệt thự, liền kề tại Hà Nội thấp nhất trong gần 10 năm. Nghịch lý diễn ra khi giá tăng nhưng giao dịch giảm!
Giá nhà cao và ngày càng xa so với mức thu nhập. Vậy giao dịch nhiều đến từ đâu? Các chuyên gia cảnh báo: đang có hiện tượng bị đẩy giá, do cầu lớn, sản phẩm khan. Việc này đã tạo cơ hội cho một bộ phận đầu cơ tham gia làm nhiễu loạn thị trường. Vì vậy, người mua cần tỉnh táo trước các quyết định của mình; chỉ mua khi thực sự có nhu cầu. Theo dự báo thì thị trường vẫn còn tiếp tục đà bị đẩy giá và sẽ chững lại trong đầu năm 2025. Đến năm 2026, khi hàng loạt dự án NOXH đưa vào sử dụng sẽ là tác nhân lớn làm bình ổn thị trường và quỹ nhà sẽ trở nên phong phú.
Như vậy dù ít giao dịch, phân khúc vẫn không phải là phục vụ đại đa số ngươi dân, nhu cầu ở thực... nhưng phân khúc liền kề, biệt thự vẫn bị cuốn vào “cơn lốc” tăng giá. Khuyến cáo đưa ra vẫn là sự tỉnh táo của người mua bởi bài học về bong bóng BĐS thời gian qua để lại quá nhiều hệ lụy. Khi mà giá BĐS được ví “như lên đồng” khiến nhiều người bỏ tiền, bỏ của vào vòng xoáy mua bán BĐS để rồi chôn vốn, nằm im...
Gia tăng nguồn cung bằng cách tháo gỡ pháp lý các dự án; phát triển NOXH hay phân khúc sơ cấp- phù hợp với đại đa số người dân... là các giải pháp đã được nhắc nhiều. Tuy nhiên, để có thể nhìn nhận giá BĐS hiện giờ tăng giá thật hay chỉ là “ảo giá”, “thổi giá” sẽ rất cần sự minh bạch trong thông tin. Mà để có thể “minh bạch” ngoài xây dựng cơ sở dữ liệu sẽ còn cần cả sự chính xác trong số liệu, qui hoạch khi công báo:
Thêm vào đó, cần cả chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa các hành vi thao túng, làm giá với thị trường bất động sản. Điều này cũng đã được nhìn nhận và đề cập khi lấy ý kiến xây dựng Luật Kinh doanh BĐS.
Như vậy để thị trường BĐS phát triển nhưng phải theo hướng minh bạch, bền vững; ngoài các giải pháp mà Chính phủ đã, đang nỗ lực thực hiện như: phát triển NOXH, nhà ở công nhân; bắt tay xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số; giao dịch không tiền mặt... thì để đưa nhà-đất trở về với giá trị thật, lúc này cần một chế tài đủ mạnh và hơn cả là sự tỉnh táo của người dân khi cân nhắc mua một sản phẩm nhà đất. Đừng vì tâm lý đám đông bởi việc này sẽ tạo cơ hội cho một bộ phận đầu cơ gây nhũng loạn thị trường.


Quận Đống Đa đã công khai lấy ý kiến của cộng đồng đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam.
Thành phố Hà Nội đấu giá quyền sử dụng đất được khoảng 6.860 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025, đạt 34% chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.
Huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) đã đấu giá thành công 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m².
Theo quy định, không phải tất cả các trường hợp giao dịch về nhà ở đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ).
UBND thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tập trung xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trong quý II và quý III năm nay.
Theo quy định của Luật Nhà ở 2023, giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận (sổ đỏ) thuộc một trong các trường hợp sau:
0