Giá gạo xuất khẩu lập đỉnh trong 34 năm qua

11 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 7,8 triệu tấn gạo, với giá trị kim ngạch 4,4 tỷ USD. Đây là con số kỷ lục, cao nhất trong 34 năm trở lại đây và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Thị trường số 1 của gạo Việt Nam là Philippines, hiện chiếm khoảng 35% thị phần gạo xuất khẩu. Trong 11 tháng năm 2023, lượng gạo xuất khẩu sang quốc gia này đạt 2,63 triệu tấn, tương ứng 1,41 tỷ USD. Tiếp đến là Indonesia, Trung Quốc và các quốc gia châu Phi.

Hiện tại, sản phẩm gạo xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là gạo trắng, chiếm tới hơn 60% trong cơ cấu, đạt hơn 2,3 tỷ USD. Gạo Việt Nam ngày càng có nhận diện về thương hiệu trên bản đồ thế giới.

Giá gạo xuất khẩu lập đỉnh 34 năm

Đáng chú ý, nhu cầu nhập khẩu của các nước sẽ biến động. Một số quốc gia sẽ giảm, như Brazil, Ai Cập, Ghana… nhưng một số nước, trong đó có bạn hàng lớn của Việt Nam - Indonesia lại dự báo tăng khoảng 600.000 tấn.

Nhiều chuyên gia cũng dự báo, sản lượng gạo toàn cầu có thể đạt kỷ lục gần 520 triệu tấn, đồng thời mức tiêu thụ cũng tiến sát 525 triệu tấn.

Do lượng tồn kho toàn cầu giảm, chỉ còn hơn 160 triệu tấn, nên đây là thời cơ lớn cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) hôm 4/4 đã công bố quyết định sơ bộ trong cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép mạ nhập khẩu từ nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.

Giá vàng đã giảm hơn 3% trong phiên giao dịch ngày 4/4 khi nhà đầu tư ồ ạt bán tháo nhằm bù đắp khoản thua lỗ do thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc sau tuyên bố về thuế quan của Tổng thống Mỹ.

Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).

Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.

Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.