Giá gạo tăng, cơ hội xuất khẩu của gạo Việt Nam

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng vọt lên mức cao nhất, 555-575 USD/tấn trong hơn một thập kỷ do lệnh cấm xuất khẩu từ Ấn Độ.

Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, Việt Nam cần chớp lấy thời cơ tăng cường xuất khẩu gạo trước bối cảnh Ấn Độ cấm xuất khẩu mặt hàng này.

Trong bối cảnh nhiều nước  xuất khẩu gạo lớn trên thế giới như Ấn Độ, Nga, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE)... đã chính thức dừng xuất khẩu gạo, giá gạo tại Việt Nam đang tăng nhanh.

Lãnh đạo Cục Trồng trọt cho biết, doanh nghiệp Việt Nam cần chớp thời cơ để tăng cường xuất khẩu gạo ra thế giới.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thừa nhận, giá gạo những ngày gần đây tăng rất mạnh. Các đối tác nhập khẩu chủ động tìm đến doanh nghiệp Việt Nam hỏi mua gạo và trả giá cao hơn 10-25 USD/tấn so với thời điểm trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu mặt hàng này.

Dữ liệu cho thấy, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam và Thái Lan tăng đột biến. Cuối tuần qua, giá gạo Việt tăng lên 555-575 USD/ tấn, Thái Lan trên 600 USD, lần lượt tăng 35% và 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo giá gạo 5% tấm Việt Nam có thể tăng lên 600 USD trong tháng tới.

Hiện, các thị trường Trung Quốc, Philipiness, Indonesia đều hướng nhập khẩu về thị trường Việt Nam. Số liệu từ Tổng cục Thống kê, 7 tháng đầu năm xuất khẩu gạo đạt hơn 4,83 triệu tấn, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá gạo xuất khẩu bình quân tính trong 6 tháng ước đạt hơn 540 USD/tấn, tăng hơn 10% so với cùng kỳ 2022 và mức cao nhất trong 1 thập kỷ qua.

Cần chớp thời cơ xuất khẩu gạo

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, năm nay diện tích sản xuất lúa vụ Thu Đông ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng so với kế hoạch đầu năm 50.000 ha (lên 700.000 ha), góp phần tích cực vào việc vào nắm bắt thời cơ giá gạo tăng.

“Trong bối cảnh nhu cầu và giá gạo trên thế giới tăng cao, Cục Trồng trọt sẽ cơ cấu tăng 50.000 ha gieo trồng lúa vụ thu đông ở khu vực ĐBSCL”, ông Cường nói.

Giá gạo Việt tăng cao, cơ hội xuất khẩu đã đến.

Ông Cường cũng khẳng định, thị trường lúa gạo hiện nay đang rất khởi sắc, qua đó đem lại lợi ích cho cả người nông dân lẫn các doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo kế hoạch của năm 2023, cả nước gieo trồng khoảng 7,1 triệu ha, tương đương sản lượng dự kiến trên 43 triệu tấn. Cho đến thời điểm này, qua quá trình kiểm tra, nắm tình hình tại các vùng trồng trên cả nước, lúa đang sinh trưởng phát triển tốt. Nếu không có thiên tai nghiêm trọng và dịch bệnh trên diện rộng thì chắc chắn 2023 sẽ là một năm được mùa lúa gạo, sản lượng đạt trên 43 triệu tấn.

Lãnh đạo Cục Trồng trọt cũng cho biết thêm, đơn vị đã phối hợp với các địa phương để giải quyết các vấn đề liên quan đến sản xuất từ nay đến cuối năm và sẵn sàng cho vụ đông xuân vào đầu năm 2024.

Để tận dụng thời cơ giá cả và nhu cầu tiêu thụ đều tăng, theo ông Cường, Cục Trồng trọt đã nâng diện tích trồng lúa vụ thu đông ở khu vực ĐBSCL từ 650.000 ha lên 700.000 ha để đón thời cơ.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng đã tham mưu cho Chính phủ để ra chỉ thị tăng cường xuất khẩu gạo trong giai đoạn này, theo đó, các bộ ngành và địa phương liên quan cùng phối hợp với Bộ NN&PTNT để tận dụng tốt cơ hội của ngành hàng lúa gạo.

Với sản lượng ước đạt trên 43 triệu tấn lúa như hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo mà vẫn đảm bảo được nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Thời gian tới, không chỉ Việt Nam mà các nước khác cũng cần bám sát, phân tích, đánh giá tình hình, diễn biến cụ thể của thị trường gạo thế giới. Bên cạnh đó, phải có định hướng với các doanh nghiệp trồng, chế biến, xuất khẩu ngoài việc mua, tiêu thụ về việc dự trữ…Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Công Thương cập nhật, cung cấp tình hình sản xuất nguồn hàng.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.

Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.

Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...