Giá điện thấp, ai được hưởng lợi?

Tại Diễn đàn “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, nhiều diễn giả cho rằng cần sớm giải quyết “bài toán” giá điện thấp để đảm bảo an ninh năng lượng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Chính sách điện hiện nay được giao cho các doanh nghiệp nhà nước và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, mục tiêu duy trì giá điện thấp của Nhà nước đặt ra lại có nguy cơ dẫn đến nguồn cung thiếu hụt trong nước khi nhiều doanh nghiệp tận dụng lợi thế giá năng lượng rẻ để đầu tư, tiêu thụ năng lượng quá mức.

Từ thực tế giá điện thấp không mang lại nhiều lợi ích cho người dân mà chủ yếu ưu đãi các doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng, các chuyên gia nhận định tình trạng này khiến ngân sách Nhà nước chịu áp lực lớn trong việc duy trì nguồn cung, hỗ trợ hạ tầng, gây bất cập về cơ cấu đầu tư và phân bổ nguồn lực.

PGS.TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Kinh tế Việt Nam cho rằng: "Để giá điện thực sự mang tính thị trường và công bằng trong xã hội, cần tách bạch vai trò giữa Nhà nước và thị trường. Cần trả lại vai trò doanh nghiệp nhà nước đích thực cho EVN, đồng thời đẩy nhanh việc hình thành cơ chế giá điện hai thành phần (giá công suất và giá điện năng), cũng như chủ động có kế hoạch điều chỉnh giá điện theo mùa vụ, trừ trường hợp bất thường".

Xu hướng toàn cầu hóa đòi hỏi Việt Nam phải có hệ thống giải pháp đồng bộ, đề cao đổi mới tư duy; chấm dứt tình trạng lập quy hoạch chỉ để "cấp phép", quản lý quy hoạch theo kiểu “hòa cả làng”. Cần điều chỉnh chiến lược phát triển năng lượng tái tạo sao cho cân bằng cung - cầu dựa trên giá cả và thị trường.

Theo PGS.TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, bao gồm xây dựng khung pháp lý đồng bộ, khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo, nâng cấp hạ tầng truyền tải điện và tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp cận công nghệ tiên tiến.

Hay theo quan điểm của PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực: nhu cầu điện năng dự kiến sẽ tăng mạnh và đạt quy mô công suất gấp đôi vào khoảng 500.000MW vào năm 2050… Để phát triển thị trường điện cạnh tranh hiệu quả, cần cải thiện chính sách, cơ chế; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ thị trường điện cạnh tranh theo hướng đáp ứng yêu cầu ngày càng minh bạch thông tin.

Cũng theo các chuyên gia, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước để tránh sai lầm và phát triển thị trường điện hiệu quả. Việc giải quyết đồng bộ các "điểm nghẽn" về cơ chế và giá cả sẽ giúp ngành điện và năng lượng quốc gia phát huy tiềm năng, trở thành động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam đang có gần 1 triệu doanh nghiệp tư nhân, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo ra hơn 40 triệu việc làm. Tuy nhiên, khối này đang bị đối xử thiếu công bằng, thiếu bình đẳng nên vẫn còn nhiều rào cản.

Giữa lúc cổ phiếu AFX của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang đang ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021, Chủ tịch HĐQT – ông Đặng Quang Thái đăng ký mua thêm 2 triệu cổ phiếu từ 13/5 - 11/6.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba bày tỏ sự thận trọng đối với việc cắt giảm thuế tiêu dùng, như một biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo hủy đăng ký giao dịch 2,5 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Dịch vụ Xuất bản Giáo dục Hà Nội (UPCoM: EPH) kể từ ngày 27/5/2025.

Giá vàng miếng SJC và nhẫn trơn theo đà lao dốc của giá vàng thế giới, đồng loạt giảm 1 triệu đồng/lượng vào sáng 12/5.

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đề xuất quy định áp dụng thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí, tương tự như chính sách ưu đãi đang áp dụng cho báo in.