Giá dầu tăng mạnh do lo ngại căng thẳng tại Trung Đông

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thế giới đã bật tăng mạnh sau khi thủ lĩnh lực lượng Hamas bị ám sát ngay tại thủ đô Tehran của Iran, làm dấy lên những lo ngại về việc căng thẳng leo thang tại Trung Đông.

Chốt phiên, giá dầu WTI giao tháng 9 đã bật tăng trên 4%, lên 77,76 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 9 cũng tăng 2,68%.

Những lo ngại về căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran - một trong những quốc gia sản xuất dầu hàng đầu khu vực, đã gia tăng sau vụ ám sát thủ lĩnh chính trị của phong trào Hamas.

Giá dầu thế giới đã bật tăng mạnh sau khi thủ lĩnh lực lượng Hamas bị ám sát ngay tại thủ đô Tehran, Iran.

Một số ý kiến lo ngại các diễn biến này có thể đẩy giá dầu lên cao hơn nữa. Tuy vậy, nhiều chuyên gia kỳ vọng áp lực này sẽ không kéo dài, do đến nay vẫn chưa có sự gián đoạn nào về mặt nguồn cung.

Dữ liệu của chính phủ cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 3,4 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn gấp ba lần mức giảm 1,1 triệu thùng mà các nhà phân tích dự kiến trong cuộc thăm dò của hãng tin Reuters.

Dữ liệu của chính phủ cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 3,4 triệu thùng trong tuần trước.

Dự trữ dầu của Mỹ đã giảm trong tuần thứ năm liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 1/2021.

Chỉ số đồng USD giảm 0,4% cũng hỗ trợ thị trường dầu. Đồng USD yếu hơn có thể thúc đẩy nhu cầu dầu, khiến hàng hóa được giao dịch bằng đồng bạc xanh này rẻ hơn cho những người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Đồng USD yếu hơn cũng có thể thúc đẩy nhu cầu dầu.

Tuy vậy, những lo ngại về nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, đã hạn chế mức tăng của dầu.

Hoạt động sản xuất của các thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, cũng gây áp lực lên giá. Các bộ trưởng hàng đầu của OPEC+ sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến của ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng (JMMC) vào hôm nay 1/8.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).

Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.

Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.

Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.