Ghi nhận nhiều ca sốt xuất huyết với biến chứng nguy hiểm

Từ tháng 7 đến nay, Trung tâm Bệnh nhiệt đới của bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận những ca sốt xuất huyết Dengue nặng, diễn biến phức tạp với nhiều dấu hiệu cảnh báo và biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao.

Theo nhận định của các bác sĩ, điều khác biệt năm nay là khu vực ngoại thành như Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ... và các tỉnh như Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình,… các ca sốt xuất huyết  xảy ra sớm và nặng hơn mọi năm.

Điển hình là bệnh nhân nam 25 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội, sốt 5 ngày nhập viện xét nghiệm dương tính với sốt xuất huyết Dengue, trong quá trình điều trị bệnh nhân có tình trạng suy gan nặng, tiểu cầu tụt nhanh, máu cô đặc.

Một bệnh nhân khác 66 tuổi, ở Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, sốt cao từng cơn (39 độ), đau đầu, đau mỏi người, khớp gối, nôn khan và tiểu ra máu.

Thêm một bệnh nhân nữa là nam giới 39 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội, sốt 5 ngày, vào viện trong tình trạng nặng, cô đặc máu, da lạnh ẩm, mạch nhanh.

Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận nhiều ca sốt xuất huyết với biến chứng nguy hiểm.

Các bệnh nhân được điều trị tích cực Trung tâm Bệnh nhiệt đới, theo pháp đồ cụ thể, tình trạng đến nay đã dần được cải thiện và có thể xuất viện trong một vài ngày tới. Tuy nhiên, cũng có bệnh nhân nguy kịch, tiên lượng xấu, đặc biệt ở người cao tuổi, có bệnh nền.

Bệnh nhân nữ 62 tuổi, Đan Phượng, Hà Nội, vào viện sau gần một tuần xuất hiện sốt cao từng cơn, mệt mỏi, đau mỏi người, ăn kém. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, viêm khớp dùng thuốc giảm đau thường xuyên và được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng. Sau 1 ngày nhập viện, tình trạng bệnh nhân diễn biến xấu, tiểu cầu giảm mạnh, men gan tăng cao, suy gan. Bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản, thở máy, lọc máu liên tục và điều trị thêm kháng sinh. Tuy nhiên tình trạng nặng do suy đa tạng nên nguy cơ tử vong rất cao.

Trung gian lây bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn.

Trước diễn biến của dịch bệnh sốt xuất huyết, Đài Hà Nội đã cuộc phỏng vấn với PGS. TS. Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai

Thưa Bác sĩ! Ở bệnh nhân sốt xuất huyết, những dấu hiệu nào cảnh báo bệnh nhân chuyển nặng?

Sốt xuất huyết do virus Dengue truyền từ người này sang người khác với trung gian là con muỗi, đó là muỗi vằn. Muỗi vằn hay đốt vào buổi sáng và sập tối. Thời gian ủ bệnh thường là khoảng từ 2 đến 5 ngày. Giai đoạn đầu tiên là sốt đột ngột, đau mỏi người, nhức đầu và chán ăn mệt mỏi. Ngoài ra còn có biểu hiện ra xuất huyết. Những ngày đầu có thể là đỏ mắt đỏ và có thể nổi hạch phát ban nhẹ.

Sau độ 4-5 ngày thì sang đến giai đoạn mà cần phải theo dõi nguy hiểm. Các dấu hiệu cảnh báo nó có thể xảy ra từ ngày thứ tư thứ năm trở đi. Lúc đó virus làm cho  tiểu cầu bị giảm và thứ hai là máu bị cô đặc và nó để lại cái cái biến chứng là sẽ bị tụt huyết áp dẫn tới sốc hoặc là chảy máu chảy máu do giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu.

Nếu như bệnh nhân qua được thì ngày thứ sáu, thứ bảy thì bệnh nhân sẽ hết sốt và các chỉ số sẽ trở về bình thường. Tiểu cầu sẽ tăng trở lại cũng như là máu sẽ hết tình trạng cô đặc tức và bệnh nhân có thể sẽ khỏi.

Nhiều người khi thấy hết sốt có phần chủ quan, bác sĩ có khuyến cáo như thế nào?

Sốt xuất huyết là một cái bệnh do virus cho nên là chúng ta không có thuốc đặc trị và chủ yếu là theo dõi. Nếu như mà sau này phòng bệnh nhưng không chú ý thì có vẫn có thể bị sốt xuất huyết trở lại bởi vì nó không có vắc xin. Bản thân virus sốt xuất huyết có 4 tuýp và một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần với các tuýp virus khác nhau.

Xin cảm ơn bác sĩ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.

Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.