Ghi nhận ca viêm não Nhật Bản thứ hai ở Hà Nội

Hà Nội vừa ghi nhận thêm ca viêm não Nhật Bản thứ hai là bé trai 8 tuổi ở huyện Chương Mỹ. Bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao, co giật, nôn, lơ mơ từ ngày 18/9.

Đến ngày 19/9, cháu bé được đưa đến Bệnh viện Nhi trung ương. Kết quả xét nghiệm ngày 29/9 cho thấy, bé trai dương tính với virus viêm não Nhật Bản.

Trước đó, Hà Nội đã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản là một bé trai 5 tuổi ở huyện Phúc Thọ. Như vậy, từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã có 2 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản (giảm 50% so với cùng kỳ năm 2022).

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương, đây là bệnh viêm cấp tính tổ chức não do virus viêm não Nhật Bản gây nên. Virus này xuất hiện ở các loại gia súc như lợn, ngựa và chim. Muỗi đốt các loài động vật mang virus, sau đó đốt sang người sẽ truyền vi rút viêm não Nhật Bản.

Viêm não Nhật Bản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em từ 2 đến 8 tuổi. Đây được xem là một trong những bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ (từ 25-35%). Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Nếu trẻ có các biểu hiện nghi ngờ như sốt, đau đầu, buồn nôn, đặc biệt với trẻ có biểu hiện co giật, rối loạn ý thức, cần cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng bệnh. Ngoài ra, cần cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, nâng cao sức đề kháng, nằm màn tránh muỗi đốt, giữ vệ sinh môi trường nơi ở thông thoáng, sạch sẽ.

Các bác sĩ cũng lưu ý các bà mẹ có con lớn tuổi mắc  viêm não Nhật Bản hầu hết đều cho rằng, con được tiêm phòng 3 mũi đến 2 tuổi là đủ. Đây là quan niệm sai lầm khiến gia tăng trẻ lớn mắc bệnh. Các bậc cha mẹ nên tiêm phòng cho con mình đầy đủ và tiêm nhắc lại 3-5 năm một lần đến năm 15 tuổi./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.

Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân Covid-19.

Những bác sĩ quân y trên quần đảo Trường Sa chính là “người thầy thuốc” tận tâm chăm sóc sức khỏe giữa muôn trùng sóng vỗ.