Gạo Việt lấy lại vị thế đắt giá nhất thế giới
Theo cập nhật về giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện tại gạo xuất khẩu tiêu chuẩn 5% tấm ở mức 396 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 368 USD/tấn, gạo 100% tấm ở mức 317 USD/tấn.
Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu từ Thái Lan và Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua ở các phân khúc. Các yếu tố quan trọng khiến giá gạo Việt Nam tăng nhanh là do nguồn cung không dư thừa. Các khách hàng truyền thống luôn có nhu cầu cao và ổn định với gạo Việt Nam.
3 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của cả nước đạt 2,3 triệu tấn, thu về gần 1,21 tỷ USD. Philippines là nước nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất, chiếm 42,7% trong tổng lượng và chiếm 40,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Tiếp theo là Bờ Biển Ngà và Trung Quốc.
Trong bối cảnh thị trường gạo biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm lúa gạo để tạo sự khác biệt trên thị trường thế giới.


VAS, tên viết tắt của chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ra đời từ năm 2001, tính từ những chuẩn mực đầu tiên. IFRS, chuẩn mực kế toán quốc tế ra đời cùng thời gian đó, nhưng phát triển từ bộ chuẩn mực cũ. Vậy, đâu là chuẩn mực cần phải có ở thị trường tài chính Việt Nam?
Cục Thuế đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến về phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế vào chiều 21/4.
Giá vàng trong nước sáng 22/4 đồng loạt tăng mạnh theo giá vàng thế giới, thiết lập đỉnh mới 121 triệu đồng/lượng.
Bộ Tài chính cho biết, kế hoạch giai đoạn 2023-2025 sẽ thực hiện cổ phần hóa 30 doanh nghiệp, tuy nhiên, đến nay chưa thực hiện cổ phần hóa được doanh nghiệp nào.
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 21/4 đã cáo buộc Mỹ lạm dụng thuế quan và lên tiếng cảnh báo các quốc gia không nên ký kết các thỏa thuận kinh tế rộng lớn với Washington nếu điều đó gây thiệt hại cho Trung Quốc.
Giá vàng ngày 22/4 tăng mạnh 4 triệu đồng/lượng, được các doanh nghiệp giao dịch mức quanh mức 113,5-118 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
0