Gần 90% người Việt ủng hộ đóng các chợ bán động vật hoang dã
Hơn một năm sau khi bùng phát COVID-19, kết quả khảo sát của Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF), cho thấy người dân đã nhận thức rõ việc tiếp xúc gần giữa người và động vật, thường liên quan đến nạn phá rừng và buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) có nguy cơ cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe, có thể gây bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng. Có tới 46% số người tham gia cho rằng lây truyền bệnh từ động vật sang người là nguyên nhân gốc rễ có thể gây ra một đại dịch trong tương lai. Điều tra gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng chỉ ra ĐVHD có khả năng là nguồn lây nhiễm của đại dịch COVID-19.

Đa số những người được khảo sát tin rằng việc ngăn chặn các đại dịch trong tương lai cần bắt đầu bằng việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ, bao gồm buôn bán ĐVHD có nguy cơ cao và phá rừng. Tại cả 5 quốc gia, người dân ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của chính phủ nhằm đóng cửa các chợ bán động vật hoang dã có nguy cơ cao - nơi bán động vật bị bắt từ tự nhiên (85%) và chấm dứt nạn phá rừng (88%). Trong đó, tại Việt Nam, tỷ lệ ủng hộ cho 2 vấn đề trên lần lượt là 94% và 95%.
Thêm vào đó, 85% số người được hỏi ở cả 5 quốc gia ủng hộ hoặc ủng hộ mạnh mẽ cách tiếp cận “Một sức khỏe” để đối phó với đại dịch. Riêng tại Việt Nam, tỉ lệ đồng ý là 93% và là quốc gia đứng thứ 2 có tỉ lệ đồng thuận cao nhất. “Một sức khoẻ” là cách tiếp cận trong đó các chương trình hành động, chính sách và pháp luật của nhiều lĩnh vực khác nhau cùng hợp tác để hướng tới mục tiêu sức khoẻ tốt hơn cho con người, động thực vật đặc biệt trong bối cảnh lây lan dịch bệnh giữa động vật và con người gia tăng và tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng phổ biến.
Cụ thể hơn, 39% số người được hỏi ở Việt Nam đã tiêu thụ ít ĐVHD hơn hoặc đã ngừng tiêu thụ ĐVHD vì COVID-19 - con số này vẫn tương đối ổn định so với năm 2020 là 41%. Tại Thái Lan, tỉ lệ này tăng gần gấp đôi từ 21% vào năm 2020 lên 41% vào năm 2021. Trong khi tại Trung Quốc, con số này là 28% năm 2021.
Đại dịch COVID-19 đã đảo lộn cuộc sống của xã hội loài người và khiến con người cần phải suy nghĩ thấu đáo hơn về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Cách tốt nhất để ngăn chặn các đại dịch trong tương lai là giảm thiểu các hoạt động hủy hoại môi trường tự nhiên như phá rừng, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã không bền vững, có nguy cơ cao, thay vì thụ động ứng phó với các làn sóng dịch bệnh bùng phát sau khi chúng xuất hiện.
“Việc ngăn chặn đại dịch, ước tính, sẽ ít tốn kém hơn 100 lần so với việc ứng phó với đại dịch khi nó bùng phát. Đại dịch COVID-19 đã cho thấy đầu tư vào sức khỏe hành tinh và thiên nhiên là cách duy nhất để tránh phải trả một cái giá quá đắt về kinh tế và xã hội”, ông Marco Lambertini, Tổng Giám đốc WWF Quốc tế nhận định.
Bà Nguyễn Đào Ngọc Vân, Quản lý Chương trình Chống Buôn bán Trái Pháp luật các Loài Hoang dã của WWF-Việt Nam, nhận xét: “Tháng 7 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã. Chúng tôi kỳ vọng chính phủ tiếp tục chỉ đạo sát sao việc thực hiện, kịp thời khen thưởng các bộ ngành, địa phương thực hiện tốt và nghiêm khắc xử lý các địa phương thực hiện chưa tốt để Chỉ thị đi vào cuộc sống.”
“Việc đóng của các chợ, tụ điểm buôn bán động vật hoang dã được gần 90% người dân ủng hộ, đó chính là cơ hội để Chính phủ hạ quyết sách xóa trắng các chợ buôn bán động vật hoang dã có nguy cơ cao, nạn tận diệt chim trời và phá rừng, nhằm ngăn chặn tận gốc nguồn lây nhiễm và nguy cơ bùng phát dịch trong tương lai.” bà Vân nói thêm.


Nụ cười không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của hạnh phúc. Đôi khi, đó là lời kêu cứu thầm lặng. Hạnh phúc không phải là che giấu cảm xúc thật mà là biết cách đối diện và vượt qua khó khăn.
Tuyến xe điện bốn bánh hồ Hoàn Kiếm - Hoàng thành Thăng Long sẽ dừng hoạt động khi các quy định mới chỉ cho phép xe điện chở khách 4 bánh hoạt động trên đường có biển hạn chế tốc độ đến 30km/h.
Ngoài việc lập biên bản xử phạt, yêu cầu chủ phương tiện xe ba, bốn bánh tự chế ký cam kết, tất cả số xe vi phạm đều bị lực lượng chức năng hoàn thiện hồ sơ tịch thu hoặc vận động người dân tiêu hủy.
Bộ Xây dựng đã thống nhất với đề xuất của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án về sự cần thiết phải nghiên cứu đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Hàng chục công nhân và máy móc hiện đại vẫn đang chạy đua tiến độ trên công trường thi công Dự án hầm chui Kim Đồng - Giải Phóng để có thể hoàn thành dự án trong năm 2025.
UBND huyện Thường Tín sẽ cưỡng chế thu hồi đất đối với các hộ dân chưa chấp hành bàn giao mặt bằng để thi công hoàn thiện hướng tuyến mới Tỉnh lộ 427.
0