Gần 1.000 chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm về Hà Nội

Gần 1.000 chuỗi nông sản, thực phẩm an toàn của 43 tỉnh thành đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội kết nối cung ứng cho thị trường Hà Nội. Với khoảng 10 triệu dân đang sinh sống, làm việc, học tập trên địa bàn và hàng triệu du khách thì đây là cơ hội để người dân Thủ đô có thêm những sản phẩm an toàn, chất lượng.

Liên kết để sản xuất sạch, an toàn là hướng đi mà Hợp tác xã dịch vụ sản xuất sơ chế và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ lựa chọn. Việc sản xuất là của hợp tác xã, còn bao tiêu sản phẩm được Công ty TNHH nông sản Dũng Hà chịu trách nhiệm.

Hiện các sản phẩm rau, củ, quả của hợp tác xã có mặt ở các siêu thị trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh thành. Đây chỉ là một trong 123 chuỗi nông sản, thực phẩm của tỉnh Phú Thọ có tiềm năng đưa vào hệ thống các siêu thị trên thị trường Hà Nội.

Hợp tác xã dịch vụ sản xuất sơ chế và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ lựa chọn sản phẩm.

Anh Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty TNHH nông sản Dũng Hà, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ chia sẻ: “Mạng lưới phân phối của chúng tôi rất là rộng, không chỉ bán lẻ, bán online, ngoài ra chúng tôi còn xuất đi các nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội và các tỉnh cho nên phân khúc khách hàng đó nó luôn mang đến những đơn hàng ổn định”.

Gần 1.000 chuỗi nông sản, thực phẩm an toàn của 43 tỉnh thành đã được kết nối cung ứng cho thị trường Hà Nội.

1.000 chuỗi nông sản, thực phẩm an toàn của 43 tỉnh thành đã được kết nối cung ứng cho thị trường Hà Nội.

Hiện tại, các chuỗi này đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia hợp tác xây dựng chuỗi, góp phần ổn định sản lượng, thích ứng với diễn biến nhu cầu thị trường, hạn chế được tổn thất cho người nông dân. Đồng thời hỗ trợ các đơn vị sản xuất quảng bá thương hiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh định kỳ lấy mẫu giám sát phân tích chất lượng nông sản của các tỉnh đưa về Hà Nội tiêu thụ.

Ông Nguyễn Đình Hoa – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho hay: “Chúng tôi phối hợp rất tốt với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố và thông qua các cuộc xúc tiến đã tạo cơ hội cho các tỉnh, thành phố có cơ hội giao lưu, giao thương các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề”.

Ngành nông nghiệp Hà Nội tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất tiêu thụ nông sản giữa Hà Nội với các tỉnh. Bên cạnh đó, sẽ phối hợp chặt chẽ với các tỉnh định kỳ lấy mẫu giám sát phân tích chất lượng nông sản của các tỉnh đưa về Hà Nội tiêu thụ và sản phẩm của Hà Nội đi các tỉnh để truy xuất nguồn gốc thực phẩm, qua đó kiểm soát nguồn gốc nông sản trên thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...

Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.

Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.

Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.

Doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất, tránh bị động và rút kinh nghiệm từ đợt sốc lần này trước quyết định cuối cùng về thuế đối ứng của Mỹ.