Ga Ngọc Hồi sẵn sàng tái khởi động

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thống nhất với UBND thành phố Hà Nội sẽ xây dựng depot Ngọc Hồi thành tổ hợp nhà ga cho các đoàn tàu quốc gia, trong đó có tàu tốc độ cao trong tương lai, còn ga Hà Nội sẽ thành ga nội đô.

Theo dự thảo quy hoạch xây dựng chi tiết ga Ngọc Hồi, từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2050, ga Ngọc Hồi rộng khoảng 250 ha. Thành phố xác định đây sẽ là đầu mối trung chuyển hành khách liên tỉnh, liên vùng sang hệ thống giao thông nội đô. Việc ga đầu mối đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ xây tại địa phương được rất nhiều người dân kỳ vọng sẽ chấm dứt việc mắc kẹt trong quy hoạch treo gần 12 năm nay.

Hơn 40 năm sinh sống tại khu vực xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, ông Giang Lê Đức (Liên Ninh, Thanh Trì) khi nghe tin khu nhà đang sinh sống nằm trong dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, thì cảm xúc vui buồn lẫn lộn: "Nghĩ đến nghỉ hưu cuối cùng cũng chẳng được nghỉ, ở cái nhà lụp xụp, nay mưa thì ngập mai lại dột nát. Chúng tôi rất mong muốn nếu như phải chuyển đi chúng tôi luôn luôn ủng hộ".

Vì nằm trong dự án ga Ngọc Hồi cũ nên hơn 200 hộ của khu tập thể C không thể sửa chữa nhà cửa trong suốt 12 năm qua. Có những hộ 3-4 thế hệ ở chung một nhà. Hầu hết mọi người đều ủng hộ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn ga Ngọc Hồi và sẵn sàng di dời nếu cần thiết.

Ông Đoàn Tâm Duyến, Tổ trưởng Tổ dân phố khu C, Liên Ninh, cho biết: "Nhân dân mong muốn nếu Nhà nước triển khai dự án thì triển khai một cách dứt khoát, nhân dân chúng tôi rất đồng tình ủng hộ. Nếu làm như thế này nhân dân không biết lúc nào có nhà để ở, để ổn định cuộc sống. Một nửa hộ dân trong nhà cấp 4 xập xệ, nhà do quân đội cấp từ trước, không được sửa sang. Vừa qua cơn bão số 3 gây lũ lụt, chúng tôi ngập mất khoảng 150 hộ".

Ga Ngọc Hồi không chỉ được quy hoạch trở thành điểm đầu của tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, mà còn được xác định là điểm chuyển đổi giữa đường sắt đô thị và đường sắt tốc độ cao.

"Cái hưởng thụ nhất của địa phương là phát triển kinh tế xã hội, để giải quyết cơ hội làm việc của con em địa phương khi đơn vị có nhu cầu. Hàng năm chúng tôi giao cho các đoàn thể cùng phối hợp với các cơ quan chức năng có những lớp học chuyển đổi nghề để đảm bảo cho bà con khi bị thu hồi đất nông nghiệp cũng yên tâm một phần khi đã được chuyển đổi nghề", ông Nguyễn Đăng Đốc, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, nói.

Tuyến đường sắt tốc độ cao, khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực lan toả, mở ra không gian phát triển kinh tế cho Hà Nội. Trong tương lai, nhà ga Ngọc Hồi hứa hẹn sẽ trở thành cực phát triển mới của thành phố.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà tại Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân thành phố năm 2025.

Công ty Cổ phần Xe điện Hà Nội đã đưa vào vận hành tuyến buýt điện số 34 (Bến xe Mỹ Đình – Gia Lâm) ngày 18/4.

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.

Màn trình diễn 2.000 thiết bị bay không người lái (drone) kết hợp pháo hoa nghệ thuật thắp sáng bầu trời là một điểm nhấn trong chuỗi hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương chủ trì hội nghị triển khai thực hiện Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính xấp xã trên địa bàn thành phố tới Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các quận, huyện thị xã sáng 18/4.

Chủ tịch HĐND thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã nhấn mạnh tới công tác cán bộ sau sắp xếp. Quan điểm là chính quyền hai cấp phải gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn.