FPT lãi ròng hơn 3.000 tỷ đồng sau 5 tháng

Công ty cổ phần FPT ghi nhận doanh thu 23.916 tỷ và lợi nhuận trước thuế 4.313 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ tăng hơn 21%, đạt 3.052 tỷ đồng.

Theo báo cáo kinh doanh 5 tháng đầu năm, mảng dịch vụ công nghệ thông tin thị trường nước ngoài tiếp đà tăng trưởng khi doanh thu đóng góp gần 12.000 tỷ đồng, tương đương với mức tăng xấp xỉ 30%, dẫn dắt bởi sức tăng đến từ cả 4 thị trường chủ lực.

Riêng trong tháng 5, FPT đã thắng thầu thêm 6 dự án lớn với quy mô trên 5 triệu USD/dự án, đưa tổng số dự án đã thắng từ đầu năm đến nay lên 26 dự án, cho thấy nhu cầu đầu tư cho công nghệ ngày càng cao trên toàn cầu.

FPT lãi ròng hơn 3.000 tỷ đồng sau 5 tháng.  

Mảng dịch vụ CNTT trong nước ghi nhận doanh thu 2.515 tỷ đồng, tương đương mức tăng hơn 5%, thúc đẩy bởi nhu cầu đầu tư cho công nghệ từ khối ngân hàng, tài chính và một phần nhờ chính sách hỗ trợ giảm thuế VAT từ phía nhà nước. Tương tự với các mảng công nghệ, giáo dục, viễn thông.

Nhờ vậy, tập đoàn công nghệ viễn thông này duy trì đà tăng trưởng gần 20% cả về doanh thu và lợi nhuận trước thuế trong 5 tháng đầu năm nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.

Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.

Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.

Lego vừa khánh thành nhà máy hơn 1,3 tỷ USD tại Bình Dương, Việt Nam, vào ngày 9/4. Đây không chỉ là một dự án lớn, mà còn là tín hiệu tích cực cho Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.

Những đối tác từ Mỹ bắt đầu gửi email tạm ngừng nhận đơn hàng trong tháng 4 với một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam để xem xét mức thuế.

Nhiều doanh nghiệp lớn như Masan, Hoàng Anh Gia Lai, CII và MWG... đã đồng loạt lên tiếng trấn an cổ đông, khẳng định hoạt động kinh doanh ít bị ảnh hưởng và đã có sẵn các chiến lược ứng phó hiệu quả trước chính sách thuế quan mới của Mỹ.