FED tăng lãi suất cao nhất trong 22 năm qua

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã tăng lãi suất một lần nữa thêm 0,25 điểm phần trăm vào ngày 26/7 theo giờ địa phương, đưa lãi suất lên phạm vi 5,25 - 5,5%, mức cao nhất kể từ năm 2001. Đây được coi là đợt thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ nhất trong 22 năm của FED, bất chấp những dấu hiệu lạm phát đã chậm lại trong thời gian gần đây. Vậy tại sao FED lại tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 7, trong khi trước đó vào tháng 6, FED đã tạm dừng tăng lãi suất?

Ông Michael Gapen, nhà  kinh tế trưởng của ngân hàng Mỹ, nhận định nền kinh tế Mỹ đang "hạ nhiệt" từ từ và hầu hết các thành viên ủy ban hoạch định chính sách của FED cho rằng nền kinh tế cần tái cân bằng cung cầu hơn nữa để đảm bảo lạm phát tăng chậm lại. 

Trong họp báo sau cuộc họp, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, lạm phát đã dịu đi một phần kể từ giữa năm ngoái, nhưng "vẫn còn chặng đường dài phía trước" để đạt tới mục tiêu 2% của Fed. Điều đó thúc đẩy FED quyết định tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 7 này. 

Câu hỏi đặt ra hiện nay là FED sẽ cần tăng lãi suất thêm bao nhiêu lần nữa trong năm nay để đưa lạm phát trở lại mục tiêu dài hạn là 2%?

Sau lần tăng lãi suất vào tháng 7 này, một số nhà kinh tế dự đoán FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 9.  Đa số Ủy viên Thị trường mở liên bang FOMC cho rằng sau mức tăng ngày 26/7 , FED cần tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay để ổn định lạm phát về mức mục tiêu. /.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tòa án Hiếp pháp Hàn Quốc ngày 4/4 đã ra phán quyết phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol, đánh dấu bước ngoặt chính trị quan trọng của vị Tổng thống 64 tuổi.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế thương mại toàn diện đối với các đối tác thương mại của Mỹ, vấp phải sự chỉ trích của nhiều quốc gia và khu vực, gây lo ngại về nguy cơ leo thang cuộc chiến thương mại toàn cầu nếu các đối tác thương mại của Mỹ quyết định thực hiện các biện pháp đáp trả.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 giờ địa phương, đã công bố các biện pháp thuế quan đối ứng với các đối tác thương mại; ông Trump cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia vào cùng ngày.

Thỏa thuận đất hiếm giữa Mỹ và Ukraine vốn được lên kế hoạch ký kết vào cuối tháng 2 nhưng đã đổ bể sau cuộc tranh cãi gay gắt giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Mỹ Donald Trump. Hơn một tháng trôi qua, tương lai thỏa thuận tiếp tục mờ mịt khi cả hai bên đều cáo buộc gây khó dễ cho nhau.

Sự thay đổi liên tục về chính sách thuế quan của ông Trump khiến thị trường toàn cầu lo ngại, các nhà đầu tư đang đau đầu tính toán xem liệu Tổng thống Mỹ có ý định áp dụng thuế quan vĩnh viễn hay chỉ coi đó là công cụ để thương lượng.

Tại Myanmar, giữa đống đổ nát, đói khát và tuyệt vọng, vẫn có những câu chuyện về lòng trắc ẩn, sự kiên cường và những phép màu mong manh nhen nhóm hy vọng.