Fed duy trì lãi suất ở mức cao nhất trong 22 năm

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất 22 năm sau khi ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế đáng ngạc nhiên trong quý III/2023.

Ngày 1/11, thông qua cuộc họp chính sách, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định duy trì lãi suất ổn định ở mức cao nhất trong 22 năm trong bối cảnh nền kinh tế, thị trường lao động và lạm phát vẫn tăng trưởng mạnh so với mục tiêu.

Chủ tịch FED Jerome Powell. Ảnh: Reuters

Đúng với dự đoán của thị trường, Fed nhất trí giữ lãi suất chuẩn trong phạm vi 5,25% đến 5,5% từ tháng 7 đến nay. Đây là cuộc họp thứ hai liên tiếp mà FOMC đưa ra quyết định này sau 11 đợt tăng lãi suất, trong đó có bốn lần thực hiện vào năm 2023.

Lộ trình điều chỉnh lãi suất của Fed từ năm 2002 đến nay

Quyết định giữ nguyên lãi suất sau cuộc họp tháng 11 diễn ra cùng thời điểm với lạm phát đang chậm lại so với tốc độ tăng nhanh của năm 2022. Hơn nữa, thị trường lao động cũng thể hiện khả năng tăng trưởng đáng ngạc nhiên, bất chấp những đợt tăng lãi suất. Theo dữ liệu của Bộ Lao động công bố vào tuần trước, mỗi người lao động Mỹ có 1,5 công việc đang được tuyển dụng trong tháng 9.

Lạm phát lõi của nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện ở mức 3,7% hàng năm. Dù con số này đã giảm với tốc độ ổn định trong năm nay song vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.

Thông báo sau cuộc họp chỉ ra rằng Fed nhận thấy nền kinh tế vẫn tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp những đợt tăng lãi suất. Quan điểm này có thể khiến các nhà hoạch định chính sách kéo dài động thái thắt chặt chính sách. Dù nhiều quan chức cho biết họ nghĩ rằng lãi suất có thể duy trì ở mức hiện tại, khi Fed đánh giá tác động của các đợt tăng trước đó, nhưng hầu như không ai dự đoán về thời gian hạ lãi suất.

Theo dữ liệu của CME, thị trường dự đoán đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên có thể diễn ra vào khoảng tháng 6/2024. Trong khi đó, thị trường cũng cho rằng khoảng 30% Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào cuộc họp ngày 30-31/1.

Thời gian gần đây, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ những ngày đầu của cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào năm 2007. Diễn biến này được cho là được nhiều yếu tố thúc đẩy, bao gồm tăng trưởng kinh tế mạnh hơn dự kiến, lạm phát cao, Fed có quan điểm cứng rắn và chi phí bù thêm vào lợi suất để bù đắp rủi ro lạm phát, lãi suất, thanh khoản hoặc về mặt lý thuyết là chính phủ vỡ nợ tăng cao.

Với diễn biến này, một số quan chức như Chủ tịch Fed Dallas Lorie Logan và một số nhà hoạch định chính sách khác đã phát tín hiệu ủng hộ việc tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp lần này.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày họp cấp cao đầu tiên về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ và được Tổng thống Donald Trump đánh giá là đạt được bước tiến bộ lớn.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.

FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Nhìn lại bốn tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu bình quân giảm 20%, chỉ còn 514 USD/tấn.

Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn biến động khi Mỹ tăng áp thuế nhập khẩu hàng hóa đối với nhiều quốc gia. Trước sức ép đó, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng thắt chặt túi tiền, thận trọng hơn trong chi tiêu.

Việt Nam với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã sản xuất hơn 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.