FAB-500 - Cơn ác mộng đối với bộ binh Ukraine
Nga dội bom FAB-500 xuống nhiều mục tiêu của Ukraine
Đêm 27/4, quân đội Nga đã thực hiện một loạt các cuộc tấn công khác vào các mục tiêu của Ukraine bằng máy bay không người lái và bom dẫn đường trên không FAB-500. Nhiều vụ nổ đã được báo cáo ở khu vực Sumy, bao gồm cả các khu định cư Loknya, Yunakovka và Miropolye. Đây được cho là khu vực mà các đơn vị chiến đấu của Ukraine đang trú ẩn sau khi rút lui khỏi khu vực Kursk của Nga. Đáng chú ý, một trong những căn cứ tạm thời của lực lượng Ukraine ở khu vực Miropolye ở tỉnh Sumy đã bị phá hủy bằng bom hàng không FAB-500. Các vụ nổ cũng được báo cáo tại doanh nghiệp liên quan đến tổ hợp công nghiệp quân sự.

Còn tại Odessa, UAV của Nga đã được triển khai để tấn công, với một trong những mục tiêu là sân bay quân sự Odessa. Một sân bay quân sự ở vùng Zhitomir cũng bị không kích. Đây được cho là nơi cất giữ đạn dược và nhiên liệu.
Ngoài ra, các vụ nổ còn xảy ra tại các cơ sở công nghiệp-quân sự và tại Slavyansk, Kramatorsk, Druzhkovka, Konstantinovka, Pokrovsk và Mirnograd.
FAB-500 - Cơn ác mộng với bộ binh Ukraine
FAB -500 là một loại bom lượn trên không, nặng 500 kilôgam do Liên Xô thiết kế với đầu đạn nổ mạnh, chủ yếu được Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và một số quốc gia khác đặt hàng sử dụng. Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh , FAB-500 có trọng lượng thuốc nổ là 150 kg, bán kính sát thương là 250 mét và có thể phá hủy các sở chỉ huy, nhà kho và các vật thể bằng bê tông và bê tông cốt thép. Mẫu M-54 ban đầu được tung ra vào năm 1954, được định hình để máy bay ném bom hạng nặng có thể mang theo, phiên bản M-62 có lực cản thấp vào năm 1962 được thiết kế để mang trên giá treo cứng bên ngoài máy bay ném bom chiến đấu. Các mẫu đầu tiên không được dẫn đường, với một ngòi nổ mũi đơn và tương thích với hầu hết các mẫu máy bay của Liên Xô. Các phiên bản mới nhất của bom FAB-500 sử dụng UMPK, một hệ thống mô-đun có cánh được phát triển sau cuộc xung đột ở Ukraine năm 2022, để dẫn đường, làm tăng độ chính xác và khoảng cách của bom. Bom dòng FAB-500 được thiết kế để phá hủy hệ thống phòng thủ hoặc công sự của đối phương cũng như các cơ sở công nghiệp quân sự. Tuy nhiên, việc trang bị UMPK đã khiến các dòng FAB-500 như “hổ mọc thêm cánh”, đạt cự ly tác chiến xa hơn và hiệu quả cao vượt trội.
Trong những tháng gần đây, Bộ Quốc phòng Nga đã đăng một số hình ảnh liên quan tới dòng bom được mệnh danh là “Cơn ác mộng đối với bộ binh Ukraine” này. Theo những hình ảnh trên, bom FAB-500 tích hợp mô-đun lập kế hoạch và hiệu chỉnh phổ quát UMPC được các cường kích-ném bom Su-34 của Nga sử dụng để tấn công một loạt các vị trí của lực lượng vũ trang Ukraine. Các cuộc không kích được thực hiện với độ chính xác cao của Nga thường khiến các vị trí mục tiêu của quân đội Ukraine bị xoá sổ hoàn toàn.
Sở dĩ như vậy là bởi bom lượn đã giúp Nga tận dụng lực lượng không quân chiến thuật hiệu quả hơn. Với tầm thả cách mục tiêu từ 60 tới 120km, Ukraine có rất ít loại vũ khí phòng không có thể đe dọa máy bay mang bom của Nga. Hệ thống tên lửa Patriot do Mỹ viện trợ có tầm bắn uy hiếp được máy bay Nga, nhưng Ukraine sở hữu không nhiều. Khi làm nhiệm vụ, tiêm kích đa năng Su-34 và Su-35 không bay gần mục tiêu, còn riêng với bản thân bom lượn thì cơ bản Ukraine không có phương tiện để ngăn chặn.
Các phiên bản của FAB-500
FAB-500 được lực lượng Liên Xô và đồng minh Afghanistan sử dụng rộng rãi ở Afghanistan vào những năm 1980 và được sử dụng trong cuộc nội chiến Syria 2011-2019 , nơi nó được cả máy bay chiến đấu của Nga và Syria mang theo. FAB-500 có thể tích hợp trên nhiều loại máy bay khác nhau như Su-27, Su-30, Su-34..., bay được khoảng 15 km sau khi thả từ độ cao từ 500-12.000 m.

Biến thể M62 của dòng bom này đã được lực lượng quân đội Nga sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine từ năm 2022. Vào ngày 13/3/2022 và ngày 14/5/2022, bom FAB-500 đã được tìm thấy ở các thành phố Chernihiv và Odessa của Ukraine. Tốc độ khi chạm đất của bom FAB-500 M62 lên tới 1.900 km/h, cho phép bom tăng cường sức công phá từ động năng khi va chạm với mục tiêu.
Vào tháng 3/2023, Su-35 của Nga đã phóng một số FAB-500 M-62, các mảnh vỡ của chúng cho thấy rằng chúng đã được lắp mô-đun UMPK để kéo dài tầm bay lên tới 70 km. Hệ thống này cũng giúp máy bay Nga có khả năng tấn công các mục tiêu của Ukraine mà không có nguy cơ bị hệ thống phòng không Ukraine phát hiện.
Tính đến tháng 5/2023, bom lượn FAB-500 được trang bị UMPK vẫn tiếp tục được Nga sử dụng ở Ukraine, với tới 20 quả được thả mỗi ngày và hệ thống phòng không của Ukraine không có khả năng đánh chặn chúng. Chương trình đào tạo toàn diện cho các phi công Nga về cách sử dụng bom được cho là đã bắt đầu vào tháng 11/2023. Lực lượng Nga hiện đã sử dụng bom lượn với tần suất ngày càng tăng trong các cuộc tấn công vào biên giới và các khu định cư tiền tuyến, bao gồm Kharkov và Donetsk.
Không như bom FAB-500M62 tiêu chuẩn mà Nga thường cải tiến bằng cách trang bị UMPK để tạo thành bom dẫn đường, bom lượn FAB-500T có trọng lượng thuốc nổ thấp hơn (260kg so với 300kg trên FAB-500M62). Ngoài ra, FAB-500T còn có thiết kế mang lại hiệu suất khí động học vượt trội trong khi bay. Bom FAB-500T thường được trang bị trên các máy bay trinh sát và tấn công như MiG-25RB, có khả năng đạt tốc độ lên tới 3.000km/giờ. Chữ “T” trong FAB-500T biểu thị “khả năng chịu nhiệt”. Những quả bom này được thiết kế để chịu áp suất nhiệt khi máy bay tác chiến di chuyển với tốc độ cao tới 3.000km/giờ.
Bom lượn – một trong các trụ cột tạo nên sức mạnh tấn công của Nga
Bom lượn được coi là một trong những chìa khóa để phục hồi sức mạnh không quân của Nga và khiến các nhà quan sát phương Tây ngạc nhiên về sức mạnh của chúng. Mặc dù ban đầu chúng được coi là nguy hiểm riêng lẻ nhưng không phải là yếu tố thay đổi cục diện, nhưng khả năng sản xuất hàng loạt bom lượn một cách nhanh chóng đã chứng tỏ là một lợi thế quan trọng. Không quân Nga có thể phóng bom lượn qua tiền tuyến với máy bay phóng có người lái ở khoảng cách an toàn từ 30 đến 90 km, tùy thuộc vào kích thước và do đó là hiệu quả lướt của bom.

Không dừng lại ở đó, nếu như bom FAB-500 trở thành cơn ác mộng đối với bộ binh Ukraine, FAB-1500 được mệnh danh là ác quỷ, thì FAB-3000 có thể là "vũ khí thay đổi cuộc chơi".
So với các đối thủ phương Tây, bom lượn của Nga có sức nổ đáng gờm. FAB-1500 nặng khoảng 1,5 tấn với đầu đạn nặng 675 kg có sức nổ mạnh có khả năng để lại một miệng hố rộng 15m khi va chạm, và FAB-3000 có trọng lượng khi có ngòi nổ lên tới 3.067kg, trong đó, thân bom nặng 1.600kg, lượng thuốc nổ là 1.387kg.
FAB-3000 được phát triển từ thời Liên Xô, là một trong những loại vũ khí hàng không có sức công phá mạnh nhất hiện nay. Chúng được thiết kế để phá hủy nhiều loại công trình, nơi trú ẩn (bao gồm cả bê tông) và các cơ sở công nghiệp kiên cố. Quả bom nặng khoảng 3 tấn này chứa tới 1.400kg thuốc nổ mạnh, khi được thả từ độ cao 12km có thể đạt tốc độ tới 1.200km/h.
Những quả bom này chứa rất nhiều thuốc nổ đến mức ngay cả khi FAB không rơi trúng mục tiêu cũng có thể phá hủy các chiến hào và boongke của Ukraine. Việc sản xuất bom lượn được gắn UMPK tăng từ 40.000 quả vào năm 2024 lên 70.000 quả dự kiến vào năm 2025 đã làm tăng đáng kể số lượng binh lính Ukraine thiệt mạng trong các hoạt động phòng thủ. Điều này đã gây ra nhiều hiệu ứng dây chuyền cho các lực lượng và quân chủng khác nhau, vì họ buộc phải tránh hoàn toàn việc quan sát từ vị trí của mình, phân tán hoặc tìm cách ẩn náu dưới lòng đất và dựa vào các hệ thống không người lái hoặc tự động để giữ và tiêu diệt kẻ thù ở khoảng cách xa.


Theo thống kê mới nhất, đã có hơn 40 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương trong vụ nổ lớn và hỏa hoạn làm rung chuyển cảng Shahid Rajaee ở miền nam Iran hôm 26/4.
Cụ bà Anna, 101 tuổi, sống tại làng Nebbiuno, cách Milan (Italia) 70 km có thể là một trong những nữ bartender cao tuổi nhất thế giới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/4 đã gửi lời cảm ơn đến nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vì đã cử quân đội giúp Nga giành lại khu vực Kursk từ lực lượng Ukraine.
Thành phố Daegu của Hàn Quốc đã ra lệnh sơ tán hơn 1.200 cư dân vào ngày 28/4 sau khi gió mạnh thổi bùng một đám cháy rừng, khiến giới chức buộc phải đóng cửa một tuyến đường trong khu vực để đảm bảo an toàn.
Liên hợp quốc và nhiều quốc gia trên thế giới đã kêu gọi Ấn Độ và Pakistan kiềm chế căng thẳng, tránh ảnh hưởng đến thương mại, đầu tư và an ninh toàn cầu.
Hàng trăm người yêu xe đạp tại Thủ đô London, Anh, đã hội tụ để tham gia sự kiện đạp xe thường niên "Tweed Run" - một sự kiện đậm chất cổ điển.
0