EU xử lý các nước vi phạm quy định ngân sách

Hội đồng châu Âu đã đưa Pháp, Italy và 5 quốc gia thành viên khác của Liên minh châu Âu (EU) vào quy trình xử lý chính thức vì vi phạm các quy định về ngân sách của khối.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Đây là lần đầu tiên Brussels khiển trách các quốc gia thành viên kể từ khi khối này đình chỉ thực hiện các quy định tài chính liên quan sau đại dịch COVID-19 cũng như cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột tại Ukraine gây ra.

Động thái này có thể dẫn đến những hình phạt chưa từng có, trừ khi 7 nước này thực hiện các biện pháp khắc phục. Thông báo của Hội đồng châu Âu cho biết, thâm hụt ngân sách tại 7 quốc gia thành viên đã vượt mức 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), qua đó vi phạm các quy định tài chính của EU.

Bảy quốc gia bao gồm Bỉ, Pháp, Italy, Hungary, Malta, Ba Lan và Slovakia.

Những nước này gồm Bỉ, Pháp, Italy, Hungary, Malta, Ba Lan và Slovakia.

Tháng 9 tới, 7 quốc gia nêu trên sẽ phải đệ trình kế hoạch trung hạn liên quan đến biện pháp khắc phục vi phạm. Sau đó, tháng 11, Ủy ban châu Âu sẽ đưa ra đánh giá đối với các kế hoạch cùng thông tin chi tiết về lộ trình mà họ phải thực hiện để khôi phục tình hình tài chính lành mạnh.

Theo quy định, những nước không khắc phục được tình trạng thâm hụt ngân sách cao quá mức có thể lĩnh mức phạt tương đương 0,1% GDP/năm cho đến khi giải quyết được vấn đề. Nhưng thực tế, Ủy ban châu Âu chưa từng áp dụng án phạt này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI đã tổ chức Diễn đàn Văn hóa doanh nhân năm 2025 với chủ đề "Kinh doanh có trách nhiệm", trong chiều 15/4.

Các ông lớn tài chính toàn cầu CDH Investments, Partech Ventures, Temasek, Do Ventures, Golden Gate Ventures… sẽ tham dự Diễn đàn đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 diễn ra vào ngày 22/4 tại Hà Nội.

Cổ phiếu VIC của Vingroup - Tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam đã tăng trần ba phiên liên tiếp gần đây, đưa Vingroup vươn lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng vốn hóa của thị trường chứng khoán.

Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam - Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong vài năm trở lại đây, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tích cực đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Trung Quốc có 5.351 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 32,2 tỷ USD, đứng thứ 6/150 đối tác đầu tư.

Ngành ngân hàng Việt Nam chuẩn bị tung ra gói tín dụng 500.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ phát triển hạ tầng và công nghệ số.