EU và biện pháp bảo vệ lợi ích kinh tế
Hồi tháng 6, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Ursula von der Leyen cam kết sẽ đưa ra một “sáng kiến ” vào cuối năm nay để kiểm soát tốt hơn các khoản đầu tư của các công ty châu Âu ở nước ngoài.
"Chúng ta phải đảm bảo rằng vốn của các công ty châu Âu, kiến thức, chuyên môn và nghiên cứu của họ không bị một số quốc gia sử dụng sai mục đích cho các ứng dụng quân sự ”, bà Ursula von der Leyen tuyên bố.

Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét một loạt các biện pháp để giảm thiểu rủi ro khi các công ty châu Âu đầu tư ở nước ngoài, trong đó có việc chống đánh cắp thông tin mật về kinh doanh hay công nghệ. Những biện pháp này có thể bao gồm quan hệ đối tác quốc tế, hỗ trợ cho các khu vực châu Âu hoặc các công cụ ứng phó mới trước các mối đe dọa có thể xảy ra.
Châu Âu đã và đang phải trả giá đắt về sự phụ thuộc chuỗi cung ứng. Điều đó thấy rõ sau đại dịch COVID-19 với việc đóng cửa biên giới của Trung Quốc, đồng thời xung đột Nga - Ukraine khiến châu Âu lao đao về khí đốt.
Quyết định tăng cường giám sát công nghệ có liên quan tới Trung Quốc được đưa ra sau cuộc điều tra cho thấy, Bắc Kinh đã hỗ trợ bất bình đẳng cho các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc, gây ra căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc.
Danh sách này sẽ được EC trình lên cuộc họp của EU vào trưa 3/10 để thông qua, được coi như là một công cụ, nhằm trừng phạt bất kỳ quốc gia nào sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế để gây áp lực lên một thành viên của EU. Công cụ này không nhắm mục tiêu rõ ràng vào bất kỳ ai, nhưng Bắc Kinh rõ ràng đã nằm trong tầm ngắm của nó.
Ngoài công cụ này, trong những năm gần đây, EU đã trang bị cho mình một loạt công cụ để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình nhằm đa dạng hóa nhà cung cấp, sản xuất nhiều hơn ở châu Âu, yêu cầu mở cửa thị trường tự do, v.v. EC cũng đã đơn giản hóa việc cấp phép viện trợ của nhà nước cho các lĩnh vực chiến lược như chip điện tử. Vào tháng 3, họ đã đề xuất một văn bản để đảm bảo việc mua nguyên liệu thô quan trọng./.
(Nguồn: Le Point)


Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.
Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
0