EU thông qua lệnh trừng phạt mới chống Nga
Các biện pháp trừng phạt mới nhất bao gồm các hạn chế xuất khẩu chặt chẽ hơn đối với các loại hàng hóa, phần mềm và công nghệ có thể được sử dụng cho cả ứng dụng dân sự và quân sự, cũng như "các biện pháp chống lại thông tin sai lệch”. Khối này cũng đồng ý áp đặt các hạn chế mới đối với các cá nhân và tổ chức được cho là đang hỗ trợ hoạt động quân sự, “tuyên truyền hoặc vận chuyển máy bay không người lái do Nga sử dụng” ở Ukraine.
“EU luôn đoàn kết với Ukraine và người dân Ukraine. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine cho đến chừng nào xung đột kết thúc”, Thủ tướng Thụy Điển cho biết.
Tuyên bố này lặp lại cụm từ “tới chừng nào xung đột kết thúc” được Tổng thống Joe Biden và các quan chức Mỹ khác sử dụng trong những ngày gần đây để nhắc lại sự ủng hộ của Washington đối với Ukraine. Và cũng như các nhà lãnh đạo Mỹ, EU không xác định cụ thể thời gian ủng hộ sẽ kéo dài bao lâu.
Mỹ, Anh, Australia và New Zealand trước đó đã công bố các biện pháp trừng phạt chống Nga mới vào sáng sớm ngày 24/2. Các thành viên EU được cho là đã tranh luận trong ngày thứ ba liên tiếp để đạt được thỏa thuận về các biện pháp trừng phạt mới, một phần nguyên nhân là do sự bế tắc giữa Ba Lan và Italy về những hạn chế mới đối với nhập khẩu cao su.
Bất chấp việc các nhà lãnh đạo phương Tây nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt này “đang hoạt động hiệu quả”, nền kinh tế Nga chỉ giảm 2,1% vào năm ngoái, ít nghiêm trọng hơn nhiều so với mức 11,2% mà Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán vào tháng 4/2022. Với doanh thu từ năng lượng cao hơn so với trước khi xung đột bắt đầu, nền kinh tế của Nga được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với Vương quốc Anh trong năm nay.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hôm 24/2 rằng các biện pháp trừng phạt nhằm “gây đau khổ cho Nga” đã phản tác dụng với các quốc gia phương Tây. “Họ đã tính toán sai và nền kinh tế Nga tỏ ra mạnh mẽ hơn nhiều so với những gì phương Tây mong đợi,” ông nói trong bài phát biểu thường niên trước các nhà lập pháp của đất nước.


Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 9/4 thông báo, Trung Quốc sẽ áp thuế 84% đối với hàng hóa của Mỹ từ thứ Năm 10/4, tăng so với mức 34% đã công bố trước đó.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/4 cho biết, các hệ thống phòng không nước này đã đánh chặn ít nhất 158 máy bay không người lái (UAV) do Ukraine triển khai trong đêm 8/4 và rạng sáng 9/4.
Mức thuế khổng lồ 104% nhắm vào hàng hóa Trung Quốc - một động thái được đánh giá là sẽ làm gia tăng căng thẳng trong cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Washington và Moscow thông báo sẽ nối lại đối thoại vào ngày mai 10/4, tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), với trọng tâm là cải thiện hoạt động ngoại giao song phương.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tối hậu thư cứng rắn, tuyên bố sẽ “giành lại” quyền kiểm soát kênh đào Panama - tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Valerii Zaluzhnyi, Đại sứ Ukraine tại Vương quốc Anh và cựu Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang Ukraine đã xác nhận sự tồn tại của một trung tâm chỉ huy quân sự bí mật ở Wiesbaden, Đức, theo Hãng thông tấn Belarus Nexta.
0