EU nhất trí về gói viện trợ 50 tỷ euro cho Ukraine

Các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu ngày 1/2 đã đạt được thỏa thuận về việc cung cấp cho Ukraine gói hỗ trợ mới trị giá 50 tỷ euro (54 tỷ USD), bất chấp việc Hungary trong nhiều tuần qua đe dọa sẽ phủ quyết động thái này.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel công bố thỏa thuận chỉ khoảng một giờ sau khi các nhà lãnh đạo EU bắt đầu hội nghị thượng đỉnh ở Brussels.

“Chúng tôi có một thỏa thuận,” Michel thông báo trong một bài đăng trên mạng xã hội X, trước đây gọi là Twitter. Ông cho biết thỏa thuận này “bảo đảm nguồn tài trợ ổn định và dài hạn cho Ukraine”. Điều đó cho thấy “EU đang đứng đầu và chịu trách nhiệm hỗ trợ Ukraine”.

Hiện chưa rõ liệu EU có đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào để Thủ tướng Hungary Viktor Orban chấp thuận kế hoạch này hay không. Vào tháng 12 năm ngoái và trong những ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh EU lần này diễn ra tại Brussels, ông Orban đã kiên quyết phản đối gói hỗ trợ tài chính cho Kiev.

Trước sự phản đối của Hungary, vào tháng 12/2023, 26 nhà lãnh đạo còn lại của EU đã nhất trí về gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro (54 tỷ USD) cho giai đoạn từ năm nay đến năm 2027. Các nhà lãnh đạo EU cũng quyết định mở các cuộc đàm phán về tư cách thành viên của Ukraine, bỏ qua sự phản đối từ Hungary.

Tuy nhiên, gói tài chính này là một phần trong quá trình đánh giá ngân sách 7 năm liên tục của EU, đòi hỏi phải có sự chấp thuận nhất trí của tất cả các nước thành viên.

Thái độ của Hungary đối với vấn đề liên quan tới Ukraine xuất phát từ mâu thuẫn giữa Hungary và EU. Căng thẳng về nhân quyền và pháp quyền dẫn tới việc EU quyết định đóng băng hơn 30 tỉ euro trong quy tắc gắn kết và phục hồi vốn sẽ gửi cho Hungary. EU yêu cầu Hungary phải đáp ứng các tiêu chuẩn, thực hiện cải cách nhằm khôi phục việc tiếp cận số tiền này. Hungary được cho là dùng Ukraine như một “con tin” để EU phải giải phóng số tiền 30 tỉ euro đang “đóng băng”.

Ngoài ra, theo thủ tướng Hungary Orban, hiện EU vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa giải quyết như vấn đề di cư... Nhiều quốc gia thành viên EU đang trong tình trạng khó khăn và cần sự giúp đỡ từ các nhà lãnh đạo EU. Thế nên thay vì yêu cầu các quốc gia thành viên tiếp tục đóng góp tài chính hay cắt giảm các quỹ hỗ trợ để viện trợ cho Ukraine, EU nên tập trung vào các vấn đề của mình. Trong một tuyên bố trên đài phát thanh quốc gia, Thủ tướng Hungary  Orban cho rằng việc phản đối Ukraine gia nhập khối 27 sẽ tránh việc “tiền đóng thuế của người dân Hungary chảy đến Ukraine”. Thủ tướng Hungary cho rằng EU nên hoàn thành các cam kết viện trợ ngân sách của mình với các quốc gia thành viên trước khi có thể tính đến các dự thảo khác./.

(Theo AP)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nước Mỹ lại tiếp tục hứng chịu một đợt mưa lớn và lũ quét mới vào ngày 5/4, tại các khu vực miền Nam và Trung Tây, vốn đã bị ngập úng nhiều ngày qua do bão lớn và lốc xoáy gây chết người.

Giới chức Hàn Quốc có thể sẽ đẩy mạnh điều tra các cáo buộc chống lại ông Yoon Suk Yeol cho dù ông đã bị phế truất chức vụ tổng thống.

Hãng sản xuất vũ khí Lockheed Martin vừa giành được hợp đồng trị giá 4,94 tỷ USD từ quân đội Mỹ để sản xuất tên lửa tấn công chính xác (PrSM), dự kiến sẽ thay thế hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS).

Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế trả đũa toàn diện đối với hàng hóa của Mỹ, tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp, năng lượng và sản xuất của Mỹ.

Các biện pháp thuế quan mới của ông Trump cho thể khiến chi phí hàng năm của Apple tăng. Ước tính, điện thoại iPhone 16 bán tại Mỹ cũng sẽ tăng hàng trăm đô la Mỹ.

Thủ tướng Pháp François Bayrou cho rằng việc áp thuế là một “cơn địa chấn” và Mỹ sẽ là nước chịu thiệt hại đầu tiên.