EU ngăn Hungary bỏ phiếu về viện trợ cho Ukraine
Tờ Financial Times dẫn lời các quan chức EU cho biết, khối này có thể áp dụng Điều 7 của Hiệp ước Liên minh châu Âu năm 2007, cho phép tước quyền biểu quyết của một quốc gia vi phạm luật pháp châu Âu.
Mặc dù vậy, một số thành viên EU vẫn cẩn trọng với ý tưởng áp đặt các hạn chế đối với Budapest. Thay vào đó, họ có ý định chứng minh cho Thủ tướng Hungary Viktor Orban thấy “toàn bộ tổn thất” của việc bị cô lập trong EU, nhằm buộc ông Orban thay đổi quyết định về việc viện trợ cho Ukraine.

Một quan chức EU giấu tên nói với tờ Financial Times rằng mặc dù “Hungary có thể tạo ra nhiều rắc rối hơn” nhưng họ sẽ không thể “ngăn chúng tôi cung cấp viện trợ cho Ukraine”. Tờ báo này đồng thời dẫn lời một nhà ngoại giao EU giấu tên khác cho rằng, thủ tướng Orban “luôn luôn giao dịch” và chỉ đang tìm cách giải ngân khoản tài trợ trị giá 20 tỷ euro của EU, mà Brussels đã đóng băng vì các lo ngại liên quan đến quy định cải cách pháp lý ở quốc gia Trung Âu.
Trước đó vào ngày 15/12, Hội nghị thượng đỉnh EU đã không thể thông qua đề xuất viện trợ bổ sung cho Ukraine, do Hungary bỏ phiếu chống. Tuy nhiên, Budapest không ngăn cản việc khởi động các cuộc đàm phán kết nạp Kiev như đã đe dọa trước đó, sau khi Ủy ban châu Âu (EU) được cho là có động thái nhượng bộ, cho phép giải ngân khoản tài trợ trị giá 10 tỷ euro cho Hungary. Phát biểu với Đài phát thanh Kossuth của Hungary sau khi kết thúc hội nghị, thủ tướng Orban nhấn mạnh rằng Budapest vẫn còn khoảng 75% cơ hội để cản trở con đường trở thành thành viên EU của Kiev. Ông Orban đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về điều mà ông mô tả là nạn tham nhũng tràn lan ở Ukraine.
(Nguồn: RT, Financial Times)


Tổng thống Pháp Emmanuel Macron được cho là có thể trở thành người dẫn đầu các cuộc tiếp xúc giữa châu Âu và Nga, giữa lúc nỗ lực hòa giải xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra dưới sự dẫn dắt của Mỹ.
Quân đội Israel hôm 5/4 thông báo đã triển khai lực lượng đến hành lang an ninh mới ở phía Nam Dải Gaza, trong bối cảnh Tel Aviv tiếp tục gia tăng sức ép lên Hamas.
Hàng loạt tập đoàn tài chính lớn đã gióng lên hồi chuông cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng thuế đối ứng.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dự kiến đến thăm Nhà Trắng vào ngày 7/4 để đàm phán trực tiếp với Tổng thống Donald Trump về chính sách thuế quan mới của Mỹ.
Tổng Thư ký NATO Mark Rutte mới đây khẳng định, NATO không tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào liên quan đến việc chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine.
Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi người dân Mỹ giữ vững tinh thần trước việc thực thi các chính sách thuế quan và coi đây là một “cuộc cách mạng kinh tế” có ý nghĩa lịch sử.
0