EU lo ngại 'nút hủy' trong vũ khí của Mỹ
F-35 – loại máy bay chiến đấu này phụ thuộc vào hệ thống thông tin hậu cần tự động của Mỹ để được hỗ trợ bảo trì và cập nhật phần mềm.
Máy bay không người lái – UAV do Mỹ sản xuất được các cường quốc châu Âu sử dụng, chẳng hạn như MQ-9 Reaper, phụ thuộc vào thông tin liên lạc vệ tinh và hỗ trợ phần mềm của Mỹ.
Tên lửa Trident – lựa chọn hạt nhân của Anh chủ yếu bao gồm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident do Mỹ sản xuất, thường xuyên được bảo dưỡng tại Mỹ.
Hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ sản xuất cũng phụ thuộc vào việc chia sẻ thông tin của Mỹ.
Các vũ khí tiên tiến khác của Mỹ được tích hợp với hệ thống vệ tinh và thông tin liên lạc của Mỹ, có thể bị ảnh hưởng bởi việc ngừng hỗ trợ thông tin của Mỹ, bao gồm máy bay giám sát và trinh sát như: P-8 Poseidon RC-135V/W Rivet Joint E-7 Wedgetail Protector UAV.
Việc ông Donald Trump đột ngột đình chỉ viện trợ quân sự và hỗ trợ tình báo cho Ukraine đã làm dấy lên lo ngại rằng, Mỹ có thể cài đặt "công tắc hủy diệt" trên một số máy bay chiến đấu xuất khẩu của mình, những máy bay này lại có vai trò quan trọng đối với an ninh châu Âu.
Nghi ngờ trên cũng có liên quan đến máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, được 13 nước châu Âu mua, bao gồm cả Vương quốc Anh.

Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy sự tồn tại của chiến nút như vậy, nhưng Joachim Schranzhofer, Giám đốc truyền thông tại công ty vũ khí Đức Hensoldt, đã nói với tờ Bild vào tuần trước rằng, đó "không chỉ là tin đồn". Tuy nhiên, ông cho rằng có thể Mỹ chặn quyền truy cập vào phần mềm quan trọng mà họ vẫn kiểm soát.
Ukraine có vẻ là ví dụ về vấn đề này. Việc Mỹ đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine không có nghĩa là Washington có thể ngừng các máy bay chiến đấu F-16 mà nước này đã gửi tới Kyiv; Tuy nhiên, họ có thể từ chối nâng cấp thiết bị gây nhiễu điện tử AN/ALQ-131 mà máy bay sử dụng để chống lại hệ thống phòng không của Nga. Điều này sẽ làm giảm đáng kể sức mạnh của máy bay F-16.
Một động thái như vậy sẽ phá vỡ lòng tin của châu Âu vào các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ, cuối cùng sẽ gây ra vấn đề về lâu dài. Tuy nhiên, các nước châu Âu hiện đang tự hỏi, liệu điều tương tự có thể xảy ra với các máy bay chiến đấu mà họ đã mua hay không?
Tuần trước, Tướng Frederik Vansina, Bộ trưởng Quốc phòng Bỉ, cho biết F-35 "không phải là máy bay điều khiển từ xa". Trong khi Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ gần đây nhấn mạnh rằng, F-35 của họ có thể được sử dụng tự động.
Bộ này cũng thừa nhận rằng, không có máy bay chiến đấu tiên tiến nào của phương Tây hoàn toàn độc lập với hệ thống truyền dữ liệu an toàn và định vị vệ tinh GPS của Mỹ.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, tổng lượng vũ khí nhập khẩu của các thành viên châu Âu của NATO đã tăng gấp đôi trong 5 năm kết thúc vào năm 2024, so với 5 năm kết thúc vào năm 2019. Gần hai phần ba lượng hàng nhập khẩu đó đến từ Mỹ, tăng khoảng 10 phần trăm trong 5 năm trước đó.
Hiện tại, Mỹ chưa bình luận về việc liệu họ có đủ sức mạnh để "hủy" những vũ khí mà họ đã bán hoặc cho thuê hay không.
Tuy nhiên, đã từng có quốc gia đình chỉ mua vũ khí từ Mỹ do những vấn đề như vậy. Vào năm 2021, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã đình chỉ vô thời hạn việc mua 50 máy bay F-35, trong khuôn khổ thỏa thuận trị giá 23 tỷ đô la. Hợp đồng này cũng bao gồm máy bay không người lái và các loại đạn dược tiên tiến khác. Một quan chức UAE giải thích nguyên nhân là "hạn chế chủ quyền". Họ cũng trích dẫn các yêu cầu kỹ thuật và phân tích chi phí-lợi ích tiêu cực là lý do dẫn đến việc đình chỉ.


Thủ tướng Anh Keir Stamer đã chủ trì hội nghị thượng đỉnh trực tuyến gồm 25 quốc gia để thảo luận về cách thức đảm bảo an ninh cho Ukraine, sau khi đạt được lệnh ngừng bắn.
Điện Kremlin cảnh báo quân đội Ukraine ở Kursk sắp hết thời gian để hạ vũ khí. Nếu binh sĩ Ukraine hạ vũ khí và đầu hàng, họ sẽ đảm bảo mạng sống và được đối xử một cách tôn trọng theo luật pháp quốc tế, cũng như luật pháp của Liên bang Nga.
Cuộc chiến văn hóa do Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào nhắm vào các phương tiện truyền thông, tổ chức văn hóa, thể thao và nhiều lĩnh vực khác, đảo ngược nhiều chính sách của chính quyền đảng Dân chủ ở nhiệm kỳ trước.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phối hợp với SpaceX phóng thành công tàu vũ trụ có người lái Crew-10 lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào ngày 14/3, sau nhiều lần trì hoãn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo, Chiến tranh Thế giới thứ ba có thể dễ dàng bùng nổ nếu các cuộc đàm phán hòa bình về Ukraine thất bại.
Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ đã phối hợp với lực lượng an ninh Iraq tiến hành không kích, tiêu diệt thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq và Syria.
0