EU không đạt được thỏa thuận cải cách quy định tài chính
Một số nước do Đức dẫn đầu nhất quyết yêu cầu các nước thành viên EU đẩy nhanh tốc độ giảm thâm hụt ngân sách, trong khi Pháp và một số nước đang tìm cách có thêm dư địa, cho phép họ có thêm vốn đầu tư.
Bà Nadia Calvino, Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha - nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU cho biết, bà có thể sẽ triệu tập một cuộc họp cấp bộ trưởng khác về vấn đề này ngay trong tháng 12.
Các quy định về chi tiêu của EU, được biết đến với tên gọi Hiệp ước ổn định và tăng trưởng, ra đời năm 1997, theo đó đặt ra giới hạn đối với việc vay nợ của chính phủ các nước thành viên nhằm đảm bảo các nước tuân thủ kỷ luật ngân sách, qua đó bảo vệ giá trị của đồng euro. Theo đó, thâm hụt tài chính hàng năm của các quốc gia thành viên sẽ không vượt quá 3% GDP và nợ công không vượt quá 60% GDP.
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm chạp, nhiều quốc gia EU đã kêu gọi cải cách các quy định tài chính để mang lại cho các quốc gia sự linh hoạt và không gian hơn để điều tiết và phục hồi kinh tế.


Nước Mỹ lại tiếp tục hứng chịu một đợt mưa lớn và lũ quét mới vào ngày 5/4, tại các khu vực miền Nam và Trung Tây, vốn đã bị ngập úng nhiều ngày qua do bão lớn và lốc xoáy gây chết người.
Giới chức Hàn Quốc có thể sẽ đẩy mạnh điều tra các cáo buộc chống lại ông Yoon Suk Yeol cho dù ông đã bị phế truất chức vụ tổng thống.
Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế trả đũa toàn diện đối với hàng hóa của Mỹ, tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp, năng lượng và sản xuất của Mỹ.
Các biện pháp thuế quan mới của ông Trump cho thể khiến chi phí hàng năm của Apple tăng. Ước tính, điện thoại iPhone 16 bán tại Mỹ cũng sẽ tăng hàng trăm đô la Mỹ.
Thủ tướng Pháp François Bayrou cho rằng việc áp thuế là một “cơn địa chấn” và Mỹ sẽ là nước chịu thiệt hại đầu tiên.
Mỹ tiếp tục tiến hành hàng loạt các cuộc không kích dữ dội nhằm vào Phong trào Houthi tại Yemen trong ngày 5/4, trong đó ít nhất có bảy cuộc tấn công nhằm vào khu vực Hafasin thuộc tỉnh Saada.
0