EU dùng mọi biện pháp đáp trả thuế quan mới của Mỹ

Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẵn sàng sử dụng mọi công cụ để bảo vệ thị trường nội khối trước các mức thuế mới mà Mỹ áp đặt, trong bối cảnh nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai bên đang gia tăng.

Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 7/4, Ủy viên Thương mại EU Maros Sefcovic cho biết EU vẫn ưu tiên đối thoại với Mỹ, nhưng sẽ không chờ đợi “vô thời hạn” nếu các cuộc đàm phán không đạt kết quả.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế nhập khẩu từ 10% đến 50% đối với hàng hóa từ những quốc gia mà Washington cáo buộc có hành vi thương mại không công bằng. Riêng EU sẽ phải đối mặt với mức thuế đồng loạt 20% đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ, bắt đầu từ ngày 9/4.

Ủy viên EU về thương mại và an ninh kinh tế Maros Sefcovic.

Theo ông Sefcovic, các mức thuế mới sẽ ảnh hưởng đến khoảng 380 tỷ euro (tương đương 410 tỷ USD) hàng hóa xuất khẩu của EU sang Mỹ, chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của khối này vào thị trường Mỹ. Ước tính, số tiền thuế mà các doanh nghiệp EU phải trả thêm có thể vượt quá 80 tỷ euro mỗi năm, gấp hơn 10 lần mức thuế mà Mỹ đang thu hiện nay.

“Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ các công cụ trong bộ công cụ phòng vệ thương mại của EU để bảo vệ Thị trường chung, các nhà sản xuất và người tiêu dùng châu Âu”, ông Sefcovic nhấn mạnh.

Ông cũng cho biết Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen từng đề xuất thỏa thuận “thuế bằng 0” đối với ô tô và hàng công nghiệp giữa hai bên, nhằm hạ nhiệt căng thẳng thương mại, song chưa nhận được phản hồi tích cực từ Washington.

Ủy ban châu Âu hiện đã soạn sẵn danh sách các biện pháp trả đũa và dự kiến sẽ đưa ra bỏ phiếu vào ngày 9/4, chính thức thông qua ngày 15/4. Theo kế hoạch, đợt áp thuế trả đũa đầu tiên của EU sẽ có hiệu lực ngay trong ngày 15/4, đợt tiếp theo sẽ bắt đầu từ ngày 15/5.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố các mức thuế mới là một phần trong chiến dịch "Ngày Giải phóng" nhằm thiết lập lại cán cân thương mại toàn cầu, đồng thời cáo buộc các đối tác thương mại, trong đó có EU, đang “trục lợi” từ các chính sách bất công đối với Mỹ. Ông Trump khẳng định doanh nghiệp Mỹ đang phải chịu mức thuế trung bình 39% khi xuất khẩu sang EU và phải đóng hơn 200 tỷ USD tiền thuế giá trị gia tăng (VAT) mỗi năm tại thị trường này.

Phản ứng trước động thái của Mỹ, bà Ursula Von der Leyen gọi đây là “đòn giáng mạnh” vào nền kinh tế toàn cầu. Thị trường chứng khoán thế giới đã chứng kiến làn sóng bán tháo mạnh kể từ khi Mỹ công bố chính sách thuế mới, đà giảm càng sâu hơn trong phiên giao dịch đầu tuần này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vàng đang khẳng định vị thế “hầm trú ẩn” tài chính vững chắc nhất. Những điều gì đang thúc đẩy đà tăng mạnh mẽ của giá vàng?

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Ukraine, Tướng Keith Kellogg, bác bỏ ý kiến rằng ông đã đề xuất phân chia Ukraine như nước Đức sau Thế chiến II, cáo buộc tờ The Times đã xuyên tạc phát biểu của ông về một thỏa thuận an ninh hậu ngừng bắn theo phong cách Chiến tranh Lạnh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff tại thành phố St. Petersburg vào ngày 11/4 để thảo luận về việc giải quyết cuộc xung đột Ukraine.

Thành phố Naples, miền Nam Italy, vừa kỷ niệm 2.500 năm lịch sử bằng một món quà đặc biệt bằng một quả trứng Phục sinh khổng lồ 350kg.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết Tổng thống Donald Trump vẫn duy trì sự lạc quan về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, bất chấp căng thẳng leo thang giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra ngày 11/4 đã công bố chiến lược phục hồi du lịch quốc gia với mục tiêu đón 40 triệu du khách quốc tế mỗi năm, khôi phục mức trước đại dịch.