EU đối phó đòn thuế quan của ông Trump như thế nào?
Điều này đáng được chú ý vì EU đã nhanh chóng có nhiều động thái thể hiện thiện chí và nhu cầu đàm phán với Mỹ. EU nhanh chóng mời chào Mỹ đưa tất cả các dòng thuế quan về mức 0% và cử đại diện cao cấp sang Mỹ, vận động phía Mỹ chấp nhận đi vào đàm phán với EU.
EU đã quyết định trả đũa Mỹ về áp thuế quan bảo hộ thương mại nhưng cũng hoãn lại sau khi Mỹ hoãn áp thuế quan. EU phát đi thông điệp sẵn sàng mua nhiều hơn khí đốt hoá lỏng của Mỹ, cho dù cán cân trao đổi thương mại giữa EU và Mỹ tương đối cân bằng và dù EU chưa biết vận hành chuyện mua thêm nhiều khí đốt hoá lỏng của Mỹ như thế nào, bản thân EU không thể mua mà chỉ có giới kinh tế tư nhân có thể mua.
EU là đối tác kinh tế và thương mại lớn của Mỹ nhưng mối quan hệ giữa EU và Mỹ ở thời nhiệm kỳ tổng thống Mỹ trước đây của ông Trump và hiện tại không được êm đẹp. Ông Trump và cộng sự hiện hài lòng với việc đã có nhiều đối tác đi vào đàm phán thương mại với Mỹ nên không vội đàm phán với EU. Có vẻ ông Trump và cộng sự mất lòng về việc EU đã ứng xử như Trung Quốc, khi quyết định trả đũa Mỹ ngay và chỉ hoãn lại chứ không hủy bỏ biện pháp trả đũa Mỹ khi ông Trump hoãn việc áp thuế quan bảo hộ thương mại trong thời gian 90 ngày. Toan tính của phía Mỹ chỉ có thể là cô lập EU như cô lập Trung Quốc trong chuyện thuế quan và dùng kết quả đàm phán thương mại với các đối tác không có quy mô trao đổi thương mại với Mỹ lớn bằng EU, để gây và gia tăng sức ép đối với EU.
EUcó thể rất tự tin nhưng cũng có thể EU không có sự lựa chọn nào khác ngoài vận dụng "đối sách kép" ứng phó cuộc chiến thuế quan do phía Mỹ khởi xướng.
Nội dung cốt lõi của "đối sách kép" là EU vừa mời chào và thuyết phục Mỹ đi vào đàm phán thương mại, vừa răn đe trả đũa và sẵn sàng ăn miếng trả miếng Mỹ, vừa thiện chí, vừa cứng rắn với Mỹ, vừa tỏ ra nhún nhường, vừa thể hiện sức mạnh đối với Mỹ.
Đối sách này là kết quả của bài học đắt giá EU đã có được trong quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại với Mỹ ở nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ trước đấy của ông Trump, EU càng lùi và nhượng bộ Mỹ thì Mỹ còn lấn tới nữa và còn càng ép EU. Hơn nữa, thua Mỹ EU sẽ bị tổn hại về thể diện và uy danh đến mức khó có thể bảo toàn được vị thế, vai trò và ảnh hưởng hiện có trong chính trị, kinh tế và thương mại thế giới.


Một trận bão cát lớn đã quét qua thành phố Basra, miền Nam Iraq, khiến tầm nhìn giảm mạnh và hơn 1.000 người phải nhập viện vì khó thở.
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định hoãn áp thuế quan bảo hộ thương mại đối với tất cả các đối tác kinh tế và thương mại của Mỹ (trừ Trung Quốc) trong thời hạn 90 ngày, Mỹ đã tiến hành đàm phán với nhiều đối tác, nhưng chưa sẵn sàng đàm phán với EU.
Một vụ xả súng đã xảy ra tại trường trung học Wilmer-Hutchins, thành phố Dallas, bang Texas, Mỹ, khiến ít nhất 4 người phải nhập viện. Cảnh sát hiện vẫn đang truy tìm nghi phạm được cho là một học sinh trong trường.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã có chuyến thăm tới thành phố cảng Odessa của Ukraine vào ngày 15/4, nơi ông tái khẳng định sự ủng hộ "không lay chuyển" của Liên minh đối với Ukraine.
Người hâm mộ nhạc trẻ Hàn Quốc (còn gọi là K-pop) có thể hiện thực hóa giấc mơ trở thành thần tượng ngay tại một trung tâm trải nghiệm đặc biệt ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Thống đốc tỉnh Bryansk Alexander Bogomaz cho biết, Lực lượng vũ trang Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các khu định cư tại Bryansk 53 lần.
0