Châu Âu đối mặt khủng hoảng năng lượng

Trong bài phát biểu mới đây tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ, chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết sự gián đoạn nguồn cung năng lượng giá rẻ từ Nga đang khiến chi phí năng lượng trên toàn EU tăng vọt.

Bà von der Leyen nhấn mạnh rằng trước năm 2022, Nga cung cấp 45% khí đốt, 50% than và một phần lớn dầu mỏ cho EU, điều này khiến EU phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng của Nga. Tuy nhiên, quan chức EU cho rằng nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga sẽ khiến EU dễ bị tổn thương trước các tác động chính trị.

Kể từ khi xung đột tại Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022 và phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt, Nga đã cắt giảm đáng kể nguồn cung khí đốt tới châu Âu. Lượng nhập khẩu khí đốt từ Nga của EU đã giảm 75% và hiện EU chỉ còn nhập khẩu 3% dầu mỏ, không còn nhập than từ Nga.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.

Trong khi đó, EU đã áp đặt các lệnh trừng phạt toàn diện lên Nga, nhắm vào các ngành công nghiệp, năng lượng và tài chính. Năm 2022, Nga ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1, trong khi hai đường ống Nord Stream dưới biển Baltic bị phá hoại vào tháng 9 cùng năm. Nga cáo buộc Mỹ và Anh đứng sau vụ phá hoại, tuy nhiên cả hai đều bác bỏ các cáo buộc này.

Trong bài phát biểu, quan chức EU cũng thừa nhận rằng việc mất đi nguồn cung từ Nga đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, đồng thời kêu gọi EU tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo và công nghệ năng lượng sạch thế hệ mới như nhiệt hạch, địa nhiệt và pin thể rắn để đảm bảo an ninh năng lượng bền vững.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu năng lượng đã khiến một số quốc gia thành viên như Hungary và Slovakia kêu gọi EU xem xét lại các lệnh trừng phạt và tập trung vào giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine. Đáng chú ý, Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã đe dọa đình chỉ viện trợ nhân đạo và cắt nguồn cung cấp điện cho Ukraine nếu Kiev không gia hạn thỏa thuận quá cảnh khí đốt với Gazprom.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cho đến nay, Iran gần như thất thế trên mọi mặt trận, nhưng nơi họ đang thua nặng nhất chính là trên báo chí truyền thông.

Quân đội Israel thông báo đã hạ sát ông Ali Shadmani - Tham mưu trưởng thời chiến của Bộ Chỉ huy Trung ương Khatam al-Anbiya, thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

Giá dầu thế giới đã giảm 1 USD/thùng trong phiên 16/6 sau khi xuất hiện các báo cáo cho rằng Iran đang tìm cách chấm dứt tình trạng thù địch với Israel.

Liên minh châu Âu (EU) đã bác thông tin cho rằng khối này chấp nhận mức thuế toàn cầu 10% do Mỹ đề xuất.

Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Mỹ đã không đạt được thỏa thuận thương mại nhằm giảm hoặc xóa bỏ thuế quan, trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7 ngày 16/6.

Đại sứ quán một số nước tại Tel Aviv kêu gọi công dân rời khỏi Israel qua các cửa khẩu đường bộ càng sớm càng tốt, trong bối cảnh xung đột Israel-Iran liên tục leo thang.