EU chi 150 tỷ euro cho công nghiệp quốc phòng
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, dự án có tên là "ReArm Europe" nhằm mục đích giúp EU "an toàn hơn và kiên cường hơn".
"Đây là một công cụ mới. Nó sẽ cung cấp 150 tỷ euro tiền vay cho các quốc gia thành viên để đầu tư quốc phòng". Bà nhấn mạnh, EU cần bắt đầu "chi tiêu tốt hơn và chi tiêu cùng nhau" để phát triển năng lực quân sự của mình, vì "chúng ta đang sống trong thời kỳ nguy hiểm. An ninh của châu Âu đang bị đe dọa theo cách rất thực tế".

Theo bà von der Leyen, các khoản vay sẽ cho phép các quốc gia thành viên mở rộng "năng lực toàn châu Âu" trong các lĩnh vực: phòng không và phòng thủ tên lửa, sản xuất tên lửa và đạn dược, sản xuất máy bay không người lái và hệ thống chống máy bay không người lái, an ninh mạng, khả năng cơ động của quân đội và các lĩnh vực khác.
Bà cho biết: “Châu Âu sẵn sàng tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, vừa để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong ngắn hạn phải hành động và hỗ trợ Ukraine, vừa để giải quyết nhu cầu dài hạn là phải đảm nhiệm nhiều trách nhiệm hơn cho an ninh châu Âu của chúng ta”.
Người đứng đầu Ủy ban châu Âu cũng đề xuất dỡ bỏ các giới hạn do các quy tắc của EU áp đặt đối với chi tiêu của chính phủ, liên quan đến đầu tư quốc phòng và cho phép các quốc gia thành viên sử dụng tiền họ nhận được từ Brussels để cân bằng mức sống trên toàn khối cho mục đích quân sự.
Bà lập luận rằng, biện pháp đó có thể cung cấp cho các quốc gia EU tới 800 tỷ euro để chi cho các dự án quốc phòng.
Các nhà lãnh đạo EU dự kiến sẽ thảo luận về các đề xuất của bà von der Leyen tại một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt vào thứ Năm (6/3).


Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.
Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.
0