EU cân nhắc biện pháp trừng phạt Gruzia
Theo đó, đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của EU, bà Kaja Kallas đã lên tiếng chỉ trích việc chính phủ Gruzia sử dụng bạo lực để đối phó với các cuộc biểu tình phản đối, đồng thời cảnh báo rằng điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ giữa EU và quốc gia Nam Kavkaz này. Bà Kallas nhấn mạnh rằng, sử dụng vũ lực đối với các cuộc biểu tình ôn hòa là không thể chấp nhận được và khẳng định EU đang cân nhắc mọi phương án trừng phạt, bao gồm các biện pháp liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên, bà cũng thừa nhận rằng, việc đạt được sự đồng thuận giữa 27 quốc gia thành viên EU để triển khai các biện pháp trừng phạt cũng là một thách thức lớn, do sự khác biệt về quan điểm và lợi ích giữa các nước trong khối.
Trước đó, tình hình căng thẳng tại Gruzia bắt đầu bùng phát từ ngày 28/11, khi Thủ tướng Irakli Kobakhidze tuyên bố tạm dừng đàm phán gia nhập EU cho đến năm 2028. Ông Kobakhidze cho rằng, EU đã sử dụng các biện pháp ép buộc và can thiệp vào công việc nội bộ của Gruzia. Quyết định trên đã làm bùng nổ làn sóng biểu tình tại thủ đô Tbilisi và nhiều thành phố khác, khi hàng ngàn người dân xuống đường phản đối, cáo buộc chính phủ đi ngược lại nguyện vọng hội nhập châu Âu của người dân. Căng thẳng leo thang khi các cuộc đụng độ dữ dội xảy ra bên ngoài tòa nhà quốc hội, nơi người biểu tình sử dụng pháo sáng và bom xăng, buộc cảnh sát phải đáp trả bằng vòi rồng, hơi cay và bắt giữ người.

Trong khi đó, Tổng thống Salome Zourabichvili - người luôn ủng hộ mạnh mẽ gia nhập EU - đã lên tiếng phản đối gay gắt quyết định của chính phủ. Mặc dù nhiệm kỳ của bà dự kiến kết thúc trong tháng này, nhưng bà tuyên bố sẽ không rời nhiệm sở cho đến khi một cuộc bầu cử mới được tổ chức.
Đảng cầm quyền Giấc mơ Gruzia dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Irakli Kobakhidze đã giành được gần 54% số phiếu trong cuộc bầu cử gần đây và tiếp tục duy trì quan điểm ủng hộ mối quan hệ cân bằng giữa EU và Nga. Tuy nhiên, ông Kobakhidze không ngần ngại chỉ trích EU và cáo buộc khối này can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Gruzia. Căng thẳng càng leo thang khi chính phủ Gruzia thông qua luật buộc các tổ chức nhận hơn 20% tài trợ từ nước ngoài phải đăng ký làm "đại diện nước ngoài". Động thái này bị nhiều tổ chức quốc tế và trong nước chỉ trích là cản trở tự do báo chí và hạn chế hoạt động của xã hội dân sự.
Tình trạng biểu tình bất ổn tại Gruzia đang đẩy mối quan hệ giữa nước này và phương Tây vào trạng thái căng thẳng chưa từng có. Dù EU chưa công bố các biện pháp cụ thể, nhưng những phát biểu của bà Kaja Kallas cho thấy khối này đang cân nhắc nghiêm túc việc gia tăng sức ép đối với chính quyền Tbilisi. Trước mắt, chính quyền Gruzia sẽ phải phải đối mặt với những thách thức kép, một bên là duy trì ổn định nội bộ giữa làn sóng biểu tình ngày càng lớn và xác định rõ định hướng ngoại giao trong bối cảnh quốc tế đầy áp lực.


Nga cảnh báo việc Ukraine thay thế Tổng tư lệnh quân đội sẽ không cải thiện tình hình chiến trường. Trong khi đó, phương Tây vẫn tiếp tục viện trợ vũ khí bất chấp các nỗ lực thúc đẩy hòa bình.
Israel vừa triển khai một chiến dịch trên bộ có giới hạn ở khu vực trung và nam Dải Gaza nhằm thiết lập vùng đệm giữa hai khu vực này.
Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ nhóm họp trong ngày 20 - 21/3 tại Brussels, Bỉ để thảo luận về nhiều vấn đề được quan tâm hiện nay trong đó có Ukraine, Trung Đông, quốc phòng và di cư.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gợi ý rằng việc Mỹ sở hữu các nhà máy điện của Ukraine có thể giúp đảm bảo an ninh cho các cơ sở này.
Chính phủ Pháp đang lên kế hoạch phát “sổ tay sinh tồn” cho người dân, nhằm nâng cao kiến thức ứng phó trước các mối đe dọa xung đột vũ trang, khủng hoảng y tế và thiên tai.
Phiến quân Houthi của Yemen tuyên bố bắn một tên lửa đạn đạo về phía sân bay Ben Gurion, gần Thủ đô Tel Aviv của Israel.
0