Duy trì hay 'khai tử' tuyến xe buýt nhanh BRT?

Gần đây, Sở Giao thông vận tải tiến hành gỡ bỏ biển báo làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT để thay thế bằng biển phù hợp theo qui định, khiến nhiều người lầm tưởng thành phố quyết định tạm dừng khai thác tuyến BRT 01. Tuy nhiên, trong dự thảo điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2045 tầm nhìn đến năm 2065 vừa được công bố, xe buýt nhanh vẫn được xác định là một trong những loại hình vận tải hành khách công cộng cần được ưu tiên phát triển.

BRT 01 là tuyến xe buýt nhanh đầu tiên và duy nhất của Hà Nội tính đến thời điểm này. Chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2017, tuyến 01 dài 14km, có lộ trình Kim Mã - Hà Đông. Theo đánh giá của Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố, sau gần 7 năm đi vào hoạt động, tuyến BRT là tuyến hiệu quả nhất trong toàn mạng lưới gần 160 tuyến xe buýt nói chung của thành phố. Hành khách thường xuyên đi tuyến này cũng ghi nhận những đánh giá tích cực.

Sau gần 7 năm đi vào hoạt động, tuyến BRT là tuyến hiệu quả nhất trong toàn mạng lưới gần 160 tuyến xe buýt nói chung của thành phố

Bên cạnh đó, có không ít ý kiến cho rằng buýt nhanh BRT chưa thực sự hiệu quả, khi được dành riêng làn đường ưu tiên, chiếm nhiều diện tích đường, nhưng chuyên chở được ít, gây lãng phí hạ tầng giao thông vốn đã chật hẹp. Nhìn nhận khách quan, các chuyên gia cho rằng BRT hiện còn bất cập, chưa đạt được mục tiêu là do chưa được ưu tiên theo đúng thiết kế.

Theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô giai đoạn 2011 đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 trước đây, Hà Nội sẽ có 11 tuyến buýt nhanh BRT với tổng chiều dài khoảng 316km. Đến nay sau 12 năm thực hiện, thành phố mới thực hiện được một tuyến là tuyến BRT 01, đạt khoảng 4,4% nhu cầu.

Hiện Sở GTVT đang giao Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố chủ trì phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, Tổng công ty vận tải Hà Nội tổ chức khảo sát và phỏng vấn hành khách, đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của tuyến buýt nhanh này sau gần 7 năm đi vào hoạt động. Trước mắt, về quan điểm, theo Sở GTVT vẫn cần tiếp tục duy trì hoạt động loại hình BRT, cùng với đó là kết hợp cải thiện các giải pháp về tổ chức giao thông phù hợp./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội đang xuất hiện tình trạng phương tiện có dấu hiệu chở quá tải trọng, cơi nới thành thùng, chạy với tốc độ cao, làm rơi vãi vật liệu gây nguy hiểm cho người đi đường.

Trong 3 ngày trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Cục Đường bộ VN yêu cầu các Trạm thu phí đường bộ tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, chủ động xả trạm để giải tỏa phương tiện khi ùn tắc.

Ban quản lý dự án sân bay Long Thành đang đồng loạt triển khai nhiều gói thầu lớn, tăng tốc thi công, sẵn sàng bay hiệu chuẩn trước 30/4

Với gần 900 sản phẩm du lịch từ hơn 100 gian hàng, nhiều người dân TP.HCM 'săn' được tour giá rẻ cho dịp hè tại Ngày hội Du lịch TP.HCM

Hơn 1.000 bộ đội và dân quân ở khu vực phía Bắc đã tiếp tục di chuyển trên hai đoàn tàu khởi hành từ ga Hà Nội vào miền Nam hội quân, để hợp luyện và tham gia diễu binh, diễu hành nhân dịp 30/4.

Quận Ba Đình, TP. Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát tích hợp công nghệ AI, giúp nhận diện, phát hiện vi phạm và xử lý triệt để các “điểm nóng” về đổ trộm rác thải.